Các anh chị giáo sư giúp em với ạ: Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài thơ Quê Hương
0 bình luận về “Các anh chị giáo sư giúp em với ạ: Viết đoạn văn phân tích khổ 4 bài thơ Quê Hương”
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Khổ thơ thứ tư bài Quê hương cho ta thấy được tình cảm thiết tha trong lòng thi nhân với quê hương chài lưới. Tế Hanh ý thức rất rõ thực tại xa cách. Vì lẽ đó, sự nhớ nhung trong nhà thơ là lẽ rất đương nhiên. Hình ảnh liệt kê: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi đã vẽ lên khung cảnh quen thuộc của làng quê chài lưới. Màu sắc in đậm trong khổ thơ xanh, bạc là khung cảnh quen thuộc, là màu sắc gắn bó với thi nhân. Nhưng trong tâm trí nhà thơ, bóng hình con thuyền rẽ sóng vẫn mãi sống động, gắn bó. Con thuyền kia đã chuyên chở bao ước mơ, bao ngày vất vả nhưng vẫn tràn ngập tin tưởng vào ngày mai của những người dân chài. Nỗi nhớ của Tế Hanh dồn nén trong câu thơ cuối bài “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” . Câu cảm thán kết thúc bài thơ như một lời dồn nén của tình cảm. Tình cảm nhớ thương da diết trong lòng nhà thơ lúc này đã được kí gửi trong hương quê nồng nàn. Mùi nồng mặn, mùi của mồ hồi, của hương biển, của nhọc nhằn nhưng nghĩa tình yêu thương. Tác giả đã sử dụng lời thơ bình dị để bộc lộ một tình cảm thiết tha, trân trọng với quê hương chài lưới. Đó cũng là tình cảm của mỗi người con khi xa quê dành cho quê hương chôn rau cắt rốn của mình.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Khổ thơ thứ tư bài Quê hương cho ta thấy được tình cảm thiết tha trong lòng thi nhân với quê hương chài lưới. Tế Hanh ý thức rất rõ thực tại xa cách. Vì lẽ đó, sự nhớ nhung trong nhà thơ là lẽ rất đương nhiên. Hình ảnh liệt kê: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi đã vẽ lên khung cảnh quen thuộc của làng quê chài lưới. Màu sắc in đậm trong khổ thơ xanh, bạc là khung cảnh quen thuộc, là màu sắc gắn bó với thi nhân. Nhưng trong tâm trí nhà thơ, bóng hình con thuyền rẽ sóng vẫn mãi sống động, gắn bó. Con thuyền kia đã chuyên chở bao ước mơ, bao ngày vất vả nhưng vẫn tràn ngập tin tưởng vào ngày mai của những người dân chài. Nỗi nhớ của Tế Hanh dồn nén trong câu thơ cuối bài “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” . Câu cảm thán kết thúc bài thơ như một lời dồn nén của tình cảm. Tình cảm nhớ thương da diết trong lòng nhà thơ lúc này đã được kí gửi trong hương quê nồng nàn. Mùi nồng mặn, mùi của mồ hồi, của hương biển, của nhọc nhằn nhưng nghĩa tình yêu thương. Tác giả đã sử dụng lời thơ bình dị để bộc lộ một tình cảm thiết tha, trân trọng với quê hương chài lưới. Đó cũng là tình cảm của mỗi người con khi xa quê dành cho quê hương chôn rau cắt rốn của mình.