các bài văn nghị luận về tác phẩm Cố hương

các bài văn nghị luận về tác phẩm Cố hương

0 bình luận về “các bài văn nghị luận về tác phẩm Cố hương”

  1. Bài làm

    Hình ảnh quê hương đã in dấu lại trong sáng tác của rất nhiều những nghệ sĩ trong đó có Lỗ Tấn. Nhắc đến ông là nhắc đến một nhà văn nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn phải kể đến: “AQ chính truyện”, “Thuốc”, “Nhật kí của một người điên”,… và sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc đến truyện ngắn “Cố hương”.

    Truyện ngắn này được Lỗ Tấn sáng tác vào năm 1923, nằm trong tập “Gào thét”. Nhan đề “Cố hương” có nghĩa là quê cũ, nơi mình đã sinh ra và lớn lên nhưng hiện tại mình không ở đó nữa. Truyện kể về việc nhân vật “tôi” trở về quê hương sau hơn hai mươi năm xa quê. Cảnh vật làng quê trở nên tiêu điều, hoang vắng chứ không còn là một làng quê tươi đẹp đến nỗi không có hình ảnh ngôn ngữ nào có thể diễn tả được như trong trí nhớ của nhân vật. “Tôi” về quê lần này với mục đích nhằm đưa gia đình đến nơi đất khách để làm ăn, sinh sống. Mang trong mình nỗi buồn thương, xót xa, nhân vật “tôi” ra đi với mong ước cuộc sống của làng quê mình sẽ tốt đẹp hơn.

    Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cố hương hiện ra với sự u ám, thôn xóm, cảnh vật hoang tàn và thê lương “nằm im lìm dưới bầu trời màu vàng úa”. Chứng kiến khung cảnh đó, nhân vật “tôi” không nén được cảm xúc, “lòng se lại”. Trong trí nhớ của nhân vật, làng cũ vốn đẹp hơn và cũng không xơ xác, ảm đạm như thực tại. Quê hương trong kí ức của nhân vật “tôi” là những ngày “thầy tôi hãy còn, cảnh nhà còn sung túc, tôi đàng hoàng là một cậu ấm” và cả những kỉ niệm của tuổi thơ thật đáng nhớ.

    Hình ảnh con người ở làng quê dần được hiện lên qua sự khắc họa tài tình của tác giả. Người mẹ thấy con về đã “chạy ra đón” bằng vẻ mặt rất mừng rỡ nhưng “vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín”. Người mẹ ấy đã gắn bó với quê hương bao nhiêu năm, nay phải rời xa nó nên trong lòng cũng lưu luyến, thương nhớ. Những ngày ở quê, nhân vật tôi còn gặp một số người khác như Nhuận Thổ, chị Hai Dương, cháu Hoàng,…

    Nghe tin nhân vật “tôi” về quê, Nhuận Thổ đã đến chơi. Trong kí ức của “tôi”, Nhuận Thổ là một đứa bé chạc mười tuổi, “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Hắn ta là một cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi, biết nhiều chuyện lạ lùng không thể kể xiết. Nhân vật “tôi” và NhuậnThổ có mối quan hệ chủ tớ do trước đây bố con Nhuận Thổ đi ở tháng cho nhà “tôi”. Hai người thân nhau và trở thành bạn bè. Đây là mối quan hệ bình đẳng, gắn bó với nhau.

    Nhưng trong quá khứ Nhuận Thổ khôi ngô, lanh lợi bao nhiêu thì con người anh ta ở hiện tại lại hoàn toàn trái ngược bấy nhiêu. Nhuận Thổ “cao gấp hai trước, nước da màu vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm”, “mi mắt viền đỏ húp mọng lên”. Anh ta đội “cái mũ lông rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài”. Bàn tay “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn” trước dây không còn nữa mà thay vào đó là đôi bàn tay “vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.

    Cuộc sống khốn khó, vất vả đã khiến Nhuận Thổ trở nên như vậy. Khi trông thấy người bạn tuổi thơ năm xưa của mình, Nhuận Thổ “vừa hớn hở, vừa thê lương, môi mấp máy nhưng cũng nói không ra tiếng” rồi anh lấy một dáng điệu “cung kính” chào. Điệu bộ, cử chỉ ấy phần nào bộc lộ mặc cảm về thân phận hèn kém của mình. Hoàn cảnh “con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi”.

    Có thể nói rằng quê hương cũ với bao kỷ niệm thời thơ bé, thế rồi cũng chính cái ngày mà thầy của “tôi” cũng cứ vẫn còn cảnh nhà sung túc sang trọng. Đặc biệt hơn vào ngày giỗ tổ các đồ ăn thức uống được bày sang trọng. Hình ảnh của quê hương trong ký ức mỗi người bao giờ cũng đẹp và thật thân thương biết bao nhiêu. Khi nhà văn Lỗ Tấn nói đến quê hương hiện tại và quê hương trong quá khứ trong lúc ông trở về gặp bạn cũ người xưa. Tất cả dường như đều có những niềm vui và nỗi buồn, tất cả như cứ ùa về và khiến cho tác giả không thể nào có thể quên được.

    Nhân vật Nhuận Thổ chính là tình bạn tuổi thơ. Ta có thể nhận thấy được hình ảnh thuở lên 10 của Thổ với khuôn mặt tròn trĩnh, cùng với đó là nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tý tẹo và trên của cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Quan trọng hơn hết là Nhuận Thổ cũng lại dạy cho tôi nhiều trò lạ và tình yêu quê hương trong lòng tôi.

    Thực sự cũng không có tuổi thơ thì không có quê hương, ta như nhận thấy được tình bạn tuổi thơ đã làm cho tình yêu quê hương cũng cứ mãi mãi tươi thắm. Có thể khẳng định tuổi ấu thơ là hình ảnh quê hương đó chính là một vành trăng non trên bầu trời xanh miền thơ ấu.

    Xây dựng lên hình ảnh nhân vật Nhuận Thổ trong hiện tại là nỗi đau, lại là nỗi buồn về quê hương. Nhất là sau 30 năm xa cách nay gặp lại Nhuận Thổ dường như cũng đã có bao thay đổi. Nước Nhuận Thổ vàng xạm, những nếp nhăn trên mặt sâu hóm. Đôi mắt thì đỏ mọng lên, trên đầu thì đội cái mũ lông chiên rách tơi, thế rồi Nhuận Thổ như mặc chiếc áo bông mỏng dính giữa trời rét dữ. Khi gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ lúc này cũng lại vừa hấn hở vừa thê lương, mấp máy đôi môi không ra tiếng sau mới thể hiện được sự cung kính.

    Nhuận Thổ hiện tại được xây dựng lên chính là hình ảnh một xứ sở , một miền quê xơ xác tiêu điều và đây cũng chính là một người nông dân bị bần cùng hóa bị áp bức đến tận xương tủy. Chỉ với việc thông qua hình ảnh Nhuận Thổ tác giả Lỗ Tấn dường như cũng đã lên án nhưng tội ác của chế độ phong kiến đối với nhân dân từ đó đặt ra quyền sống cũng như quyền hạnh phúc của nhân dân trên đường đi tới.

    Nói đến quê hương trong cố hương thực sự không thể không nhắc đến hình ảnh chị Hai Dương, hay còn đó là nhân vật chị Tây Thi đậu phụ ngày xưa son phấn nổi danh tài sắc bây giờ đã trở thành một vỏ bỉ trơ tráo.

    Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa.Tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa.Có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người- đó là điều đáng sợ tới nhường nào.

    Cảm ơn bạn đã đọc câu trả lời của mình, chúc bạn học tốt! Cho mình câu trả lời hay nhất nha! Thanks!

    Bình luận

Viết một bình luận