Các bạn ai kiểm tra giữa kì 1 môn văn và môn lý rồi cho mình xem với

Các bạn ai kiểm tra giữa kì 1 môn văn và môn lý rồi cho mình xem với

0 bình luận về “Các bạn ai kiểm tra giữa kì 1 môn văn và môn lý rồi cho mình xem với”

  1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6

    I. Đọc hiểu văn bản:

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    …“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”.

    Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

    Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” …

    (Ngữ văn 6, tập 1)

    Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản là truyền thuyết hay cổ tích?

    Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

    Câu 3: (1 điểm) Em hãy cho biết có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ và chỉ rõ các từ phức trong câu: “Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.”.

    Câu 4: (1 điểm) Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy).

    II. Tạo lập văn bản:

    Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao Đức Long Quân chỉ cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần mà không tặng gươm.

    Câu 2: (5 điểm) Em hãy kể lại một truyện cổ tích mà em đã đọc (hoặc nghe kể) bằng lời văn của em (không kể các truyện trong sách giáo khoa Ngữ văn 6).

    Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lý lớp 6

    A. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án đúng ở các câu sau:

    Câu 1. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là

    A. ca đong và bình chia độ.

    B. bình tràn và bình chứa.

    C. bình tràn và ca đong.

    D. bình chứa và bình chia độ.

    Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là

    A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

    B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

    C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.

    D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

    Câu 3: Giới hạn đo của bình chia độ là

    A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

    B. giá trị lớn nhất ghi trên bình

    C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

    D. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

    Câu 4: Trên vỏ túi bột giặt có ghi 1kg số đó cho ta biết gì?

    A. Thể tích của túi bột giặt

    B. Sức nặng của tuí bột giặt

    C. Chiều dài của túi bột giặt.

    D. Khối lượng của bột giặt trong túi.

    Câu 5: Đơn vị đo lực là

    A. ki-lô-gam. B. mét. C. mi-li-lít. D. niu-tơn.

    Câu 6: Trọng lực là

    A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất

    B. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.

    C. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

    D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.

    B. TỰ LUẬN:

    Câu 7(1,5đ):

    a) Nêu các bước chính để đo độ dài?

    b) Nêu cách đo bề dày của một tờ giấy?

    Câu 8(1,25đ): Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.

    a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?

    b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?

    Câu 9(2,5đ):

    a) Nêu 1 ví dụ về tác dụng đẩy hoặc kéo của lực?

    b) Nêu 1 ví dụ về tác dụng của lực làm cho vật chuyển động nhanh dần hoặc vật chuyển động chậm dần.

    Câu 10(1,75đ): Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó?

    Bình luận
  2.                KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ MÔN VĂN
    Trắc nghiệm (3,0 điểm)

    Câu 1. (2 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu:

    “ …Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”…”

    (Ngữ văn 6, Tập một)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

    A. Miêu tả

    B. Tự sự

    C. Thuyết minh

    D. Biểu cảm

    2. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

    A. Xâm phạm;

    B. Nước ta;

    C. Đứa bé;

    D. Đi khắp.

    3. Đoạn trích thuộc truyện dân gian:

    A. Truyền thuyết

    B. Cổ tích 

    4. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng về câu nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”?

    A. Lời nói vụng về của một đứa trẻ;

    B. Lời nói bình thường của một đứa trẻ;

    C. Lời nói cộc lốc, thiếu lễ phép;

    D. Lời nói đòi đánh giặc chứa đựng yếu tố thần kì.

    Câu 2: (1 điểm ) Hãy cho biết từ “xuân ” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân ’’ trong các câu đó.

    Mùa xuân (1) là tết trồng cây

    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)

    (Hồ Chí Minh)

    II. Tự luận. (7,0 điểm).

    Kể về một người bạn thân của em.

    Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn – Đề 2

    A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

    1. Điểm giống nhau giữa Truyền thuyết và Cổ tích

    a. Nhân vật liên quan đến lịch sử

    b. Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

    c. Kết thúc có hậu

    d. Có bốn kiểu nhân vật

    2. Thánh Gióng là hình tượng người anh hùng

    a. Trong công cuộc dựng nước

    b. Anh hùng đánh giặc giữ nước

    c. Trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai

    d. Anh hùng văn hóa

    3. Thánh Gióng lớn lên kì diệu trong hoàn cảnh nào?

    a. Dân làng góp gạo nuôi Gióng

    b. Nghe tiếng rao của sứ giả

    c. Đất nước có giặc ngoại xâm

    d. Như bao đứa trẻ khác

    4. Truyện nào bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa?

    a. Thánh Gióng

    b. Sơn Tinh Thủy Tinh

    c. Con Rồng, cháu Tiên

    d. Bánh chưng bánh giầy

    5. Cái vươn vai kì diệu của Thánh Gióng chứng tỏ điều gì?

    a. Sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc ta

    b. Tình yêu nước của đứa trẻ 3 tuổi

    c. Gióng không phải là người thường.

    d. Gióng ăn nhiều

    6. Thủy Tinh là hình tượng của

    a. Mưa bão, lũ lụt

    b. Khát vọng chế ngự thiên tai

    c. Của sức mạnh chế ngự thiên tai

    d. Thần nước

    7. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

    a. Nhân vật thông minh

    b. Nhân vật bất hạnh

    c. Nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ

    d. Nhân vật mồ côi

    8. Ý nghĩa hình tượng của niêu cơm thần

    a. Tượng trưng cho tình yêu

    b. Tượng trưng cho công lí

    c. Tượng trưng cho tâm hồn nghệ sĩ

    d. Tượng trưng cho lòng nhân ái

    9. Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã thể hiện hình thức nào trong các hình thức sau đây?

    a. Tạo tình huống mâu thuẫn

    b. Đưa ra những câu đố, thách đố

    c. Tạo tình huống hài hước

    d. Tạo tình huống kịch tính

    10. Qua cách giải đố của Em bé trong truyện “Em bé thông minh” tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?

    a. Sự sáng suốt của nhà vua

    b. Sự khéo léo, lém lĩnh của em bé

    c. Sự sắc sảo của dân gian

    d. Trí khôn và kinh nghiệm dân gian

    11. Hãy điền vào cột để trống những chiến công của Thạch Sanh tương ứng với những chiến lợi phẩm thu được

    Chiến công của Thạch Sanh

    Chiến lợi phẩm thu được

     

    Cung tên vàng

     

     

    Cây đàn thần

    B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

    Câu 1: Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Thạch Sanh. (2 đ)

    Câu 2: Hãy liệt kê những thử thách, những câu đố cùng với cách giải đố của em bé thông minh trong truyện “ Em bé thông minh” (2đ)

    Câu 3: Trong truyện “ Thạch Sanh. Phần kết thúc Lý Thông bị chết, còn Thạch Sanh được lấy công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc đó nhân dân ta muốn nói lên điều gì? (1 đ)

    Câu 4: Viết một đoạn văn tự sự, giới thiệu nhân vật Thánh Gióng. (2 đ)

    Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn – Đề 3

    A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

    1. Điểm giống nhau giữa Truyền thuyết và Cổ tích

    a. Nhân vật liên quan đến lịch sử

    b. Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

    c. Kết thúc có hậu

    d. Có bốn kiểu nhân vật

    2. Thánh Gióng là hình tượng người anh hùng

    a. Trong công cuộc dựng nước

    b. Anh hùng đánh giặc giữ nước

    c. Trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai

    d. Anh hùng văn hóa

    3. Thánh Gióng lớn lên kì diệu trong hoàn cảnh nào?

    a. Dân làng góp gạo nuôi Gióng

    b. Nghe tiếng rao của sứ giả

    c. Đất nước có giặc ngoại xâm

    d. Như bao đứa trẻ khác

    4. Truyện nào bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa?

    a. Thánh Gióng

    b. Sơn Tinh Thủy Tinh

    c. Con Rồng, cháu Tiên

    d. Bánh chưng bánh giầy

    5. Cái vươn vai kì diệu của Thánh Gióng chứng tỏ điều gì?

    a. Sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc ta

    b. Tình yêu nước của đứa trẻ 3 tuổi

    c. Gióng không phải là người thường.

    d. Gióng ăn nhiều

    6. Thủy Tinh là hình tượng của

    a. Mưa bão, lũ lụt

    b. Khát vọng chế ngự thiên tai

    c. Của sức mạnh chế ngự thiên tai

    d. Thần nước

    7. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

    a. Nhân vật thông minh

    b. Nhân vật bất hạnh

    c. Nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ

    d. Nhân vật mồ côi

    8. Ý nghĩa hình tượng của niêu cơm thần

    a. Tượng trưng cho tình yêu

    b. Tượng trưng cho công lí

    c. Tượng trưng cho tâm hồn nghệ sĩ

    d. Tượng trưng cho lòng nhân ái

    9. Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã thể hiện hình thức nào trong các hình thức sau đây?

    a. Tạo tình huống mâu thuẫn

    b. Đưa ra những câu đố, thách đố

    c. Tạo tình huống hài hước

    d. Tạo tình huống kịch tính

    10. Qua cách giải đố của Em bé trong truyện “Em bé thông minh” tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?

    a. Sự sáng suốt của nhà vua

    b. Sự khéo léo, lém lĩnh của em bé

    c. Sự sắc sảo của dân gian

    d. Trí khôn và kinh nghiệm dân gian

    11. Hãy điền vào cột để trống những chiến công của Thạch Sanh tương ứng với những chiến lợi phẩm thu được.

    Chiến công của Thạch Sanh

    Chiến lợi phẩm thu được

     

    Cung tên vàng

     

     

    Cây đàn thần

    B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

    Câu 1: Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh (2 đ)

    Câu 2: Trong truyền thuyết “ Sơn Tinh Thủy Tinh”, Sơn Tinh thắng Thủy Tinh mấy lần? Hãy liệt kê lại những chiến thắng đó. (2đ)

    Câu 3: Chi tiết tiếng đàn thần của Thạch Sanh vừa cất lên thì quân sĩ 18 nước bủn rủn chân tay, thể hiện tư tưởng và khát vọng gì của nhân dân ta? (1 đ)

    Câu 4: Viết đoạn văn tự sự kể lại sự việc “ Thạch Sanh xuống hang sâu diệt đại bàng cứu công chúa” (2đ)

                                      KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ MÔN LÝ 

    I. Phần trắc nghiệm: (6 đ)

    Câu 1. Giới hạn đo của một cái thước là gì?

    A. Số nhỏ nhất ghi trên thước. B. Số lớn nhất ghi trên thước.

    C. Số ghi ở giữa thước. D. Cả A, B và C đều đúng.

    Câu 2: Đơn vi đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là:

    A. Ki-lô-gam (Kg). B. Mét (m) C. Xen-ti-mét khối (Cm3), D. Niu-tơn(N).

    Câu 3: Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng dùng một thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau là: 25cm, 25,5cm, 25,1cm.

    Thước đo đó có ĐCNN là:

    A. 1mm. B. 0,5cm. C. 1cm. D. 5mm

    Câu 4: Để đo chiều dài và chu vi miệng của một cái cốc ta nên dùng thước nào?

    A. Thước thẳng B. Thước dây

    C. Cả 2 thước đều được. D. Cả 2 thước đều không được.

    Câu 5: Hãy chon câu trả lời đúng:

    Một quyển sách có 200 trang dày 2,0cm. Độ dày của mỗi tờ giấy là:

    A. 0,01cm B. 0,02cm C. 0,10mm D. 0,02mm.

    Câu 6: Trang cuối vật lý 6 có ghi “ khổ 17x24cm” các con số đó có nghĩa là:

    A. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm.

    B. Chiều dài của sách bằng 17cm, chiều rộng bằng 24cm.

    C. Chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.

    D. Chiều dài của sách bằng 17x24cm=408cm.

    Câu 7: Để đo thể tích của một hòn sỏi ta dùng dụng cụ nào ?

    A. Cân đồng hồ. B. Thước thẳng. C. Thước dây D. Bình chia độ.

    Câu 8: Dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn đá, thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V1 = 60 cm3, sau khi thả hòn đá vào bình, đọc được thể tích nước và đá là V2 = 105 cm3, thể tích hòn đá là:

    A. 60 cm3. B. 105 cm3. C. 45 cm3. D. 165 cm3.

    Câu 9: Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ điều gì?

    A. Sức nặng của hộp mứt. B. Thể tích của hộp mứt.

    C. Khối lượng của hộp mứt. D. Cả A, B và C đều đúng.

    Câu 10: Đầu một cái cầu có gắn biển báo giao thông hình tròn, viền đỏ, nền trằng, chữ đen ghi 10T. Ý nghĩa của biển đó là gì?

    A. Khối lượng của cầu là 10 tấn.

    B. Trọng lượng của cầu là 10 tấn.

    C. Xe có khối lượng trên 10 tấn không được đi qua cầu.

    D. Cả A, B và C đều đúng.

    Câu 11: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?

    A. Bình chia độ. B. Bình tròn.

    C. Cân. D. Cả A, B và C đều đúng.

    Câu 12: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

    A. Khối đồng. B. Khối sắt.

    C. Khối nhôm. D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

    Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?

    Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng (1)……………………… nhưng ngược (2)………………………

    II. Phần tự luận:

    Câu 14.

    Đổi đơn vị cho các đại lượng sau: (1đ) (Học sinh điền kết quả vào chỗ ….)

    a. 352g = ………………. ……… …….. kg = …………………………….. ………..mg.

    b. 570 ml = ………………………………….cm3 = …………… ………..dm3

    Câu 15. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra kết quả gì? Nêu ví dụ minh họa (1đ)

    Câu 16. Một bình chia độ có thể tích nước trong bình là 118cm­­3. Khi thả chìm quả cầu bằng kim loại có khối lượng 0,18kg vào thì nước trong bình dâng lên 145cm3. Vậy thể tích của quả cầu là bao nhiêu? Trọng lượng quả cầu là bao nhiêu? (1đ)

    Bình luận

Viết một bình luận