các bạn hãy tổng hợp lại các bài tập tình huống từ bài 12 đến 18 ( mình ko viết ra mà các bạn nhìn trong sách nha) và giải từng tình huống( có thể co

các bạn hãy tổng hợp lại các bài tập tình huống từ bài 12 đến 18 ( mình ko viết ra mà các bạn nhìn trong sách nha) và giải từng tình huống( có thể copy mạng cx đc) cảm ơn

0 bình luận về “các bạn hãy tổng hợp lại các bài tập tình huống từ bài 12 đến 18 ( mình ko viết ra mà các bạn nhìn trong sách nha) và giải từng tình huống( có thể co”

  1. Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

       Câu 1(t31): Bạn Trường đã thắc mắc những sai lầm nghiêm trọng gì?

      Trả lời:

          Bạn Trường đã mắc những sai lầm nghiêm trọng là: chơi bời lêu lổng với bạn xấu rồi trộm tiền, vàng của bà. Trường còn nghiện bia, thuốc lá, suốt ngày đi gây chuyện, không thương bà vất vả nuôi nấng, vô cảm trước nỗi khổ của bà, không lao động, làm ăn để nuôi sống bản thân và thực hiện nghĩa vụ với bà.

     Câu 2(t31) Hình phạt của bà Ngoan đối với cháu Trường có đúng không? Vì sao?

       Trả lời:

            Hình phạt của bà Ngoan với cháu Trường là vi phạm pháp luật. Cụ thể, bà đã lấy xích khóa chân Trường lại. Đây là việc làm xâm hại nhân quyền nghiêm trọng, bà đã xâm hại đến sức khỏe của trường, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Hơn nữa, bà còn để mấy thúng tỏi hàng buôn bán trong Trường bóc như một hình phạt với Trường. Nhưng bà lại phó mặc “để cho nó có việc làm và đủ cho nó hút thuốc” việc làm này thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cháu của bà Ngoan.

       Câu 3(t31) Bố mẹ Hà cấm Hà không được tham gia biểu diễn văn nghệ trong những ngày nghỉ hè, không được ngủ riêng có đúng không? Vì sao?
       Trả lời:
              Việc bố mẹ Hà không cho Hà tham gia biểu diễn văn nghệ trong những ngày nghỉ hè, không được ngủ riêng là sai, vi phạm nhân quyền và quyền trẻ em. Vì trẻ em, có quyền được học tập, vui chơi, giải trí, được thể hiện, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình…
    Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

       Câu 1(t32): Ở Tình huống 1, bạn Nam trả lời có đúng không? Vì sao?

        Trả lời:

              Nam trả lời như vậy là đúng. Bởi vì, cả cha và mẹ Nam đều là công dân Việt Nam. Họ là nhân viên đại sứ quán nên sẽ có cả 2 quốc tịch Việt Nam và Đức. Vì vậy, Nam có phải là công dân Việt Nam.

     Câu 2(t32): Ở Tình huống 2, có nên hoài nghi như vậy không? Vì sao?

        Trả lời:

              Theo em, không nên hoài nghi như vậy. Bởi vì, trước hết mẹ của những trẻ em đó là người Việt Nam thì chắc chắn đứa trẻ đó, có quốc tịch của nước Việt Nam. Hơn nữa, cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ và đối xử bình đẳng với trẻ em dù họ là công dân của nước nào.

       Câu 3(t32): Ở Tình huống 3, Nhung là công dân Việt Nam hay công dân Nga? Vì sao?

         Trả lời:

                Ở Tình huống này, Nhung là công dân của cả hai nước Việt Nam và Nga. Bởi vì, bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Được sinh ra ở Nga, chắc chắn Nhung sẽ có quốc tịch Nga. Sau khi về Việt Nam nếu bố mẹ làm giấy khai sinh, nhập quốc tịch cho Nhung thì Nhung sẽ có quốc tịch Việt Nam.

        Câu 4(t32): Ý kiến của em ở Tình huống 4 như thế nào?

           Trả lời:

               Em đồng tình với ý kiến số 3 “Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người học sinh”. Cụ thể là:

    – Quyền được học tập là quyền được nhà nước xã hội cho phép công dân thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không phân dân tộc giới tính địa vị đều được học hỏi và được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc…

    – Nghĩa vụ được hiểu là bổn phận của con người, việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định .Nghĩa vụ học tâp của công dân được hiểu là công dân có nghĩa vụ phải học tập học tập không chỉ thể hiện trách nhiệm với bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, góp phần phát triển đất nước, giúp nước, cứu nước…

    Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông

     Câu 1(t34): Ở Tình huống 1, theo em, Bình đã vi phạm quy định như thế nào? Anh Hùng có phải bồi thường cho Bình không? Nếu em là cảnh sát giao thông, em sẽ xử lí hành vi của Bình như thế nào?

            Trả lời:

       Bình đã vi phạm quy định đi vào đường ngược chiều theo quy định của Luật Giao thông các phương tiện không được đi ngược chiều.

       Anh Hùng không phải bồi thường cho Bình. Bởi vì, anh Hùng đi đúng làn đường của mình, do Bình đi sai làn đường nên mới đâm vào xe Bình.

      Nếu em là cảnh sát giao thông, em sẽ yêu cầu Bình dừng xe lại. Căn cứ vào các quy định về an toàn giao thông, giải thích cho Bình hiểu về hành vi sai trái của mình. Vì Bình chưa đủ tuổi chịu phạt hành chính, nên sẽ yêu cầu người thân ra chịu phạt hành chính cho Bình.

     Câu 2(t34): Ở Tình huống 2, em hãy viết tiếp sự việc này và kết luận theo ý của em (căn cứ vào Luật Giao thông).

           Trả lời:

    Tiếp tình huống 2:

    – Cảnh sát giao thông: thổi còi, yêu cầu dừng lại.

    – Cảnh sát giao thông: yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, tạm giữ xe, yêu cầu người nhà đến làm việc.

    – Em và anh trai: xuất trình giấy tờ, làm theo các thủ tục cảnh sát giao thông yêu cầu…

    – Cảnh sát giao thông: gọi xe cứu thương đưa chị Liên đi giám định y khoa.

    – Em và anh trai: chờ người nhà đến nộp phạt hành chính, vào bệnh viện cùng chị Liên.

     Câu 3(t34): Ở Tình huống 3, anh Ba và thiếu úy cảnh sát ai đúng, ai sai? Theo em dự đoán anh Ba sẽ đỗ hay hỏng thi?

            Trả lời:

    – Trong tình huống này, cả anh Ba và thiếu úy cảnh sát đều sai. Anh Ba sai vì nể thiếu úy nên đã đi vào đường ngược chiều. Còn thiếu úy sai khi đã xúi giục anh Ba đi vào đường ngược chiều.

    – Dự báo trong tình huống này, anh Ba sẽ hỏng thi vì đã không tuân thủ luật giao thông và an toàn giao thông.

     Câu 4(t34): Ở Tình huống 4, em hãy so sánh số liệu trên với số liệu các năm sau (đã ghi trong SGK Giáo dục công dân 6) và có nhận xét gì?

           Trả lời:

        Qua số liệu trên và số liệu trong SGK GDCD 6, em nhận thấy tình trạng các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại của nó ngày càng nghiêm trọng. Càng ngày cơ sở vật chất càng được cải tiến và đồng bộ. Nhưng do quá tải về lượng người tham gia giao thông, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện pháp luật chưa nghiêm minh nên càng có nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

    Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

     Câu 1(t35):  Ở Tình huống 1, em có ý kiến gì về việc làm của ông An?

            Trả lời:

       Việc làm của ông An là trái với đạo đức và pháp luật. Ông An đã không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm cha là lo cho con cái được ăn học. Việc làm của ông An sẽ làm con không có cơ hội được học tập, dân bản sẽ không nâng cao trình độ dân trí được.

    Câu 2(t35): Ở Tình huống 2, Thúy Hân đã tranh thủ thời gian say mê học tập như thế nào?

            Trả lời:

        Thúy Hân tranh thủ thời gian nghỉ hè học thêm môn Toán và Anh văn, lúc rảnh hơn thì Thúy Hân tranh thủ học thêm các môn khác. Bạn cho rằng, đừng bao giờ lãng phí thời gian, việc học đã trở thành một niềm đam mê lạ kì của Thúy Hân. Vì quan niệm, bạn nào say mê học tập đều có thể trở thành học sinh giỏi, nên Hân đã luôn giành được các danh hiệu hiếm có.

    Câu 3(t35): Thúy Hân nói: “Em nghĩ rằng bạn nào say mê học tập cũng đều có thể trở thành học sinh giỏi”. Em có ý kiến gì về câu nói này? Có đúng không? Vì sao?

           Trả lời:

      Câu nói của Thúy Hân hoàn toàn đúng. Bởi vì, chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực mỗi học sinh sẽ khắc phục được những môn học yếu của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết học nhóm, những nội dung bài khó thì phải chủ động hỏi thầy cô, bạn bè thì mọi sự say mê, nỗ lực sẽ thành hiện thực.

    Bình luận
  2. Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

       Câu 1(t31): Bạn Trường đã thắc mắc những sai lầm nghiêm trọng gì?

      Trả lời:

          Bạn Trường đã mắc những sai lầm nghiêm trọng là: chơi bời lêu lổng với bạn xấu rồi trộm tiền, vàng của bà. Trường còn nghiện bia, thuốc lá, suốt ngày đi gây chuyện, không thương bà vất vả nuôi nấng, vô cảm trước nỗi khổ của bà, không lao động, làm ăn để nuôi sống bản thân và thực hiện nghĩa vụ với bà.

     Câu 2(t31) Hình phạt của bà Ngoan đối với cháu Trường có đúng không? Vì sao?

       Trả lời:

            Hình phạt của bà Ngoan với cháu Trường là vi phạm pháp luật. Cụ thể, bà đã lấy xích khóa chân Trường lại. Đây là việc làm xâm hại nhân quyền nghiêm trọng, bà đã xâm hại đến sức khỏe của trường, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Hơn nữa, bà còn để mấy thúng tỏi hàng buôn bán trong Trường bóc như một hình phạt với Trường. Nhưng bà lại phó mặc “để cho nó có việc làm và đủ cho nó hút thuốc” việc làm này thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cháu của bà Ngoan.

       Câu 3(t31) Bố mẹ Hà cấm Hà không được tham gia biểu diễn văn nghệ trong những ngày nghỉ hè, không được ngủ riêng có đúng không? Vì sao?
       Trả lời:
              Việc bố mẹ Hà không cho Hà tham gia biểu diễn văn nghệ trong những ngày nghỉ hè, không được ngủ riêng là sai, vi phạm nhân quyền và quyền trẻ em. Vì trẻ em, có quyền được học tập, vui chơi, giải trí, được thể hiện, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình…
    Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

       Câu 1(t32): Ở Tình huống 1, bạn Nam trả lời có đúng không? Vì sao?

        Trả lời:

              Nam trả lời như vậy là đúng. Bởi vì, cả cha và mẹ Nam đều là công dân Việt Nam. Họ là nhân viên đại sứ quán nên sẽ có cả 2 quốc tịch Việt Nam và Đức. Vì vậy, Nam có phải là công dân Việt Nam.

     Câu 2(t32): Ở Tình huống 2, có nên hoài nghi như vậy không? Vì sao?

        Trả lời:

              Theo em, không nên hoài nghi như vậy. Bởi vì, trước hết mẹ của những trẻ em đó là người Việt Nam thì chắc chắn đứa trẻ đó, có quốc tịch của nước Việt Nam. Hơn nữa, cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ và đối xử bình đẳng với trẻ em dù họ là công dân của nước nào.

       Câu 3(t32): Ở Tình huống 3, Nhung là công dân Việt Nam hay công dân Nga? Vì sao?

         Trả lời:

                Ở Tình huống này, Nhung là công dân của cả hai nước Việt Nam và Nga. Bởi vì, bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Được sinh ra ở Nga, chắc chắn Nhung sẽ có quốc tịch Nga. Sau khi về Việt Nam nếu bố mẹ làm giấy khai sinh, nhập quốc tịch cho Nhung thì Nhung sẽ có quốc tịch Việt Nam.

        Câu 4(t32): Ý kiến của em ở Tình huống 4 như thế nào?

           Trả lời:

               Em đồng tình với ý kiến số 3 “Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người học sinh”. Cụ thể là:

    – Quyền được học tập là quyền được nhà nước xã hội cho phép công dân thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không phân dân tộc giới tính địa vị đều được học hỏi và được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc…

    – Nghĩa vụ được hiểu là bổn phận của con người, việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định .Nghĩa vụ học tâp của công dân được hiểu là công dân có nghĩa vụ phải học tập học tập không chỉ thể hiện trách nhiệm với bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, góp phần phát triển đất nước, giúp nước, cứu nước…

    Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông

     Câu 1(t34): Ở Tình huống 1, theo em, Bình đã vi phạm quy định như thế nào? Anh Hùng có phải bồi thường cho Bình không? Nếu em là cảnh sát giao thông, em sẽ xử lí hành vi của Bình như thế nào?

            Trả lời:

       Bình đã vi phạm quy định đi vào đường ngược chiều theo quy định của Luật Giao thông các phương tiện không được đi ngược chiều.

       Anh Hùng không phải bồi thường cho Bình. Bởi vì, anh Hùng đi đúng làn đường của mình, do Bình đi sai làn đường nên mới đâm vào xe Bình.

      Nếu em là cảnh sát giao thông, em sẽ yêu cầu Bình dừng xe lại. Căn cứ vào các quy định về an toàn giao thông, giải thích cho Bình hiểu về hành vi sai trái của mình. Vì Bình chưa đủ tuổi chịu phạt hành chính, nên sẽ yêu cầu người thân ra chịu phạt hành chính cho Bình.

     Câu 2(t34): Ở Tình huống 2, em hãy viết tiếp sự việc này và kết luận theo ý của em (căn cứ vào Luật Giao thông).

           Trả lời:

    Tiếp tình huống 2:

    – Cảnh sát giao thông: thổi còi, yêu cầu dừng lại.

    – Cảnh sát giao thông: yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, tạm giữ xe, yêu cầu người nhà đến làm việc.

    – Em và anh trai: xuất trình giấy tờ, làm theo các thủ tục cảnh sát giao thông yêu cầu…

    – Cảnh sát giao thông: gọi xe cứu thương đưa chị Liên đi giám định y khoa.

    – Em và anh trai: chờ người nhà đến nộp phạt hành chính, vào bệnh viện cùng chị Liên.

     Câu 3(t34): Ở Tình huống 3, anh Ba và thiếu úy cảnh sát ai đúng, ai sai? Theo em dự đoán anh Ba sẽ đỗ hay hỏng thi?

            Trả lời:

    – Trong tình huống này, cả anh Ba và thiếu úy cảnh sát đều sai. Anh Ba sai vì nể thiếu úy nên đã đi vào đường ngược chiều. Còn thiếu úy sai khi đã xúi giục anh Ba đi vào đường ngược chiều.

    – Dự báo trong tình huống này, anh Ba sẽ hỏng thi vì đã không tuân thủ luật giao thông và an toàn giao thông.

     Câu 4(t34): Ở Tình huống 4, em hãy so sánh số liệu trên với số liệu các năm sau (đã ghi trong SGK Giáo dục công dân 6) và có nhận xét gì?

           Trả lời:

        Qua số liệu trên và số liệu trong SGK GDCD 6, em nhận thấy tình trạng các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại của nó ngày càng nghiêm trọng. Càng ngày cơ sở vật chất càng được cải tiến và đồng bộ. Nhưng do quá tải về lượng người tham gia giao thông, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện pháp luật chưa nghiêm minh nên càng có nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

    Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

     Câu 1(t35):  Ở Tình huống 1, em có ý kiến gì về việc làm của ông An?

            Trả lời:

       Việc làm của ông An là trái với đạo đức và pháp luật. Ông An đã không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm cha là lo cho con cái được ăn học. Việc làm của ông An sẽ làm con không có cơ hội được học tập, dân bản sẽ không nâng cao trình độ dân trí được.

    Câu 2(t35): Ở Tình huống 2, Thúy Hân đã tranh thủ thời gian say mê học tập như thế nào?

            Trả lời:

        Thúy Hân tranh thủ thời gian nghỉ hè học thêm môn Toán và Anh văn, lúc rảnh hơn thì Thúy Hân tranh thủ học thêm các môn khác. Bạn cho rằng, đừng bao giờ lãng phí thời gian, việc học đã trở thành một niềm đam mê lạ kì của Thúy Hân. Vì quan niệm, bạn nào say mê học tập đều có thể trở thành học sinh giỏi, nên Hân đã luôn giành được các danh hiệu hiếm có.

    Câu 3(t35): Thúy Hân nói: “Em nghĩ rằng bạn nào say mê học tập cũng đều có thể trở thành học sinh giỏi”. Em có ý kiến gì về câu nói này? Có đúng không? Vì sao?

           Trả lời:

      Câu nói của Thúy Hân hoàn toàn đúng. Bởi vì, chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực mỗi học sinh sẽ khắc phục được những môn học yếu của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết học nhóm, những nội dung bài khó thì phải chủ động hỏi thầy cô, bạn bè thì mọi sự say mê, nỗ lực sẽ thành hiện thực.

    ….

    Note: Còn 3 bài nữa, bạn có thể chép trên mạng. Thông cảm chứ 7 bài mà có 20đ thì hơi kẹt

    Bình luận

Viết một bình luận