Các bạn ơi cho mik mượn những đề môn Vật Lý các bạn có đc k. Mik mượn để tham khảo thuii chứ ở nhà hoài k có cái j để hc. Cho mik mượn nha. Thanks Hứa

By aikhanh

Các bạn ơi cho mik mượn những đề môn Vật Lý các bạn có đc k. Mik mượn để tham khảo thuii chứ ở nhà hoài k có cái j để hc. Cho mik mượn nha. Thanks
Hứa vote 5* và cảm ơn
Giúp mik nha^_^ ^_^

0 bình luận về “Các bạn ơi cho mik mượn những đề môn Vật Lý các bạn có đc k. Mik mượn để tham khảo thuii chứ ở nhà hoài k có cái j để hc. Cho mik mượn nha. Thanks Hứa”

  1. Trắc nghiệm
    Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?
    Ròng rọc cố định giúp
    A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
    B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
    C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
    D. cả ba kết luận trên đều sai.
    Bài 2: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng
    A. ròng rọc cố định B. mặt phẳng nghiêng.
    C. đòn bẩy. D. mặt phẳng nghiêng và đòn b
    Bài 3: Chọn câu đúng:
    A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
    B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
    C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
    D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
    Bài 4: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải
    dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?
    A. Một ròng rọc cố định. B. Một ròng rọc động.
    C. Hai ròng rọc cố định. D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định
    Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?
    Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên
    A. lớn hơn trọng lượng của vật.
    B. bằng trọng lượng của vật.
    C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
    D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.
    Bài 6: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi
    A. về lực B. về hướng của lực
    C. về đường đi D. Cả 3 đều đúng
    Bài 7: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?

    A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.
    B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.
    C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về
    lực.
    D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.
    Bài 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của
    lực?
    A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động
    C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
    Bài 9: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
    A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
    B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
    C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
    D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
    Bài 10: Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật
    có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi.

    Bài 11: Nêu tác dụng của hệ thống ròng rọc như hình vẽ( hình 16.1).
    Khi muốn nâng vật có trọng lượng là 100N thì ta phải kéo vật một lực có độ lớn ít nhất là bao
    nhiêu? Tính đoạn đường cần kéo dây, nếu độ cao cần nâng vật là 10m.
    Bài 12: Một người muốn đưa một vật có khối lượng 1,5 tạ lên cao 5m cần phải sự dụng một
    Palang như thế nào? Biết lực tác dụng tối đa của người đó là 500N và bỏ qua ma sát.
    a) Vẽ hình để minh họa.
    b) Người đó cần phải kéo dây một đoạn dài bao nhiêu?

    Bài 13: Tại sao người ta thường bỏ cốc vào nồi luộc sôi trong một thời gian rồi mới đem ra
    dùng ?
    Bài 14: Khi đổ nước sôi vào trong hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc
    nào dễ vỡ hơn? Tại sao?
    Bài 15:Tại sao về mùa hè ta thấy đường dây điên cao thế dài hơn ( chùng hơn) về mùa đông?
    Bài 16: Tại sao đinh Bulong và ốc vặn người ta lại làm cùng một chất. Nếu làm hai chất khác
    nhau thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
    Bài 17: Khi tra cán rựa hay cán dao người thợ rèn thường làm như thế nào để cán được chặt?
    Tại sao?
    Bài 18: Tại sao khi đi khám răng, bác sỹ thường căn dặn chúng ta không nên ăn những thức ăn
    quá nóng hay quá lạnh?
    Bài 19: Hai quả cầu, một bằng đồng và một bằng nhôm có kích thước bằng nhau. Khi nung
    nóng lên cùng một nhiệt độ thì quả cầu nào sẽ lớn hơn? Tại sao?

    Trả lời

Viết một bình luận