các bạn ơi giúp với!!! tổng hợp tất cả các kiến thức và công thức cần nhớ của môn lý 9 chương 1 một cách ngắn gọn một số công thức bổ sung chuẩn bị ch

các bạn ơi giúp với!!!
tổng hợp tất cả các kiến thức và công thức cần nhớ của môn lý 9 chương 1 một cách ngắn gọn
một số công thức bổ sung chuẩn bị cho bài kt 1 tiết

0 bình luận về “các bạn ơi giúp với!!! tổng hợp tất cả các kiến thức và công thức cần nhớ của môn lý 9 chương 1 một cách ngắn gọn một số công thức bổ sung chuẩn bị ch”

  1. *Định luật Ôm: I=$\frac{U}{R}$

    *Đoạn mạch nối tiếp:

    I=I1=I2

    U=U1+U2

    Rtd=R1+R2

    $\frac{U1}{U2}$= $\frac{R1}{R2}$

    *Đoạn mạch song song:

    I=I1+I2

    U=U1=U2

    $\frac{1}{Rtd}=$ $\frac{1}{R1}$+$\frac{1}{R2}$

    $\frac{I1}{I2}$= $\frac{R2}{R1}$

    *Công thức tính điện trở phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu:

    R=ρ. $\frac{l}{S}$

    *Công suất điện:

    P(hoa) = U.I=$I^{2}$ .R=$\frac{U^{2}}{R}$

    *Điện Năng:

    A=P(hoa) .t

    *Định luật Junlenxo:

    Q= $I^{2}$ .R.t

    Bình luận
  2. Chương 1: Điện học

    – Định luật Ôm: Công thức: I = U / R

    Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

    U: Hiệu điện thế (V)

    R: Điện trở (Ω)

    Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10ˆ-3 A

    – Điện trở dây dẫn: Công thức: R = U / I

    Đơn vị: Ω. 1MΩ = 10ˆ3 kΩ = 10ˆ6 Ω

    + Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

    Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

    + Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

    1 / Rtd= 1 / R1 + 1 / R2 +…+ 1 / Rn

    – Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

    + Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In

    + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

    – Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong trường hợp đoạn mạch mắc song song:

    + Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

    + Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

    – Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)

    Công thức: R = ρl / s

    Trong đó: l: chiều dài dây (m)

    S: tiết diện của dây (m²)

    ρ điện trở suất (Ωm)

    R điện trở (Ω)

    – Công suất điện: Công thức: P = U.I

    Trong đó: P: công suất (W)

    U: hiệu điện thế (V)

    I: cường độ dòng điện (A)

    Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

    – Công dòng điện: Công thức: A = P.t = U.I.t

    Trong đó: A: công doàng điện (J)

    P: công suất điện (W)

    t: thời gian (s)

    U: hiệu điện thế (V)

    I: cường độ dòng điện (A)

    – Hiệu suất sử dụng điện:

    Công thức: H = A1 / A × 100%

    Trong đó: A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

    A: điện năng tiêu thụ.

    – Định luật Jun – Lenxơ: Công thức: Q = I².R.t

    Trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

    I: cường độ dòng điện (A)

    R: điện trở ( Ω )

    t: thời gian (s)

    + Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q=0,24I²Rt.

    Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức : Q=UIt hoặc Q = I²Rt

    + Công thức tính nhiệt lượng: Q=m.c.Δt

    Trong đó: m: khối lượng (kg)

    c: nhiệt dung riêng (JkgK)

    Δt: độ chênh lệch nhiệt độ (0C)

    Bình luận

Viết một bình luận