– Các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ. – Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦ

– Các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ.
– Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ.
GIÚP MIK NHA C.ƠN
MIK CẦN GẤP :<<<<

0 bình luận về “– Các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ. – Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦ”

  1. Nghệ thuật tiêu biểu:

    • Chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.

    • Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục

    • Lập luận theo trình tự hợp lí.

    • Giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt.

    Giá trị nội dung:

    Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.

    Giá trị nghệ thuật:

        – Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng

        – Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ

        – Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục

        – Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

     HỌC TỐT NHÉ ! :))

    Bình luận
  2. I. Mở bài

    Giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng, tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ.

    II. Thân bài

    1. Nhận định chung

    – “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”: vừa đối lập, vừa bổ sung.

    – Đánh giá: “Rất lạ lùng, rất kì diệu…Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.

    => Cách vào đề ngắn gọn, sâu sắc.

    2. Chứng minh lối sống giản dị của Bác

    * Trong cuộc sống hằng ngày

    – Bữa cơm: “chỉ có vài ba món”, “lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào”, “cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất”.

    – Lời bình: “Ở việc làm nhỏ đó… người phục vụ”: cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân dân và công sức của những người phục vụ mình.

    – Nơi ở: “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”, “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn:

    – Công việc: “suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc”, Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

    – Trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân…

    * Trong lời nói và bài viết:

    – Đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một … không bao giờ thay đổi”, mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

    3. Nghệ thuật

    Những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành

    III. Kết bài

    Nhận định chung về tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

    Bình luận

Viết một bình luận