Phong trào giải phóng dân tộc ở lục địa Châu Phi phát triển tương đối chậm so với châu Á. Từ những năm 50 trở đi, khi phần lớn các thuộc địa ở châu Á đã giành được độc lập thì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi mới được nhen nhóm. Năm 1951, Libi nguyên là thuộc địa của Ý và sau Chiến tranh thế giới lần hai là đất bảo trợ của Anh giành được độc lập. Sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của CNĐQ trên lục địa này bắt đầu từ những nước Arập – Bắc Phi trở đi. Ai Cập trên danh nghĩa được Anh công nhận là nước độc lập từ năm 1922, nhưng trên thực tế là một nước nửa thuộc địa. Quân đội Anh vẫn còn được quyền đóng trên lãnh thổ nước này. Năm 1952, chế độ quân chủ bị lật đổ, Ai Cập trở thành nước cộng hòa. Năm 1956, quân đội Anh buộc phải rút hết khỏi nước này. Cũng trong năm đó, do việc chính phủ Ai Cập quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Xuyê nên Anh, Pháp và Ixraen gây chiến tranh với Ai Cập nhưng bị thất bại. Năm 1958, Ai Cập và Xiri (một nước ở Tây Á) hợp thành một nước, lấy tên là Cộng hòa Arập Thống nhất. Nhưng đến năm 1961, Xiri tách ra khỏi Liên bang, lấy tên là nước Cộng hòa Arập Thống nhất (sau đổi thành Cộng hòa Arập Ai Cập). Năm 1956, các nước Bắc Phi là Tuynidi (xứ bảo hộ của Pháp), Marôc (thuộc địa của Pháp), Xuđăng (Côngđôminiông – thuộc địa của Anh và Ai Cập) giành được độc lập. Từ nửa cuối những năm 50 trở đi, bắt đầu quá trình giải phóng dân tộc ở phía nam sa mạc Xahara (còn gọi là “Các nước châu Phi đen”). Năm 1957, Bờ Biển Vàng là thuộc địa của Anh giành được độc lập và đổi tên thành nước Gana. Năm 1958, Ghinê (thuộc địa của Pháp) giành được độc lập. Đặc biệt là trong năm 1960 (“Năm châu Phi”) có tới 17 thuộc địa, trong đó có 14 là của Pháp, 2 của Anh và 1 của Bỉ đã giành được độc lập. • 14 thuộc địa của Pháp gồm : – Ở Tây Phi thuộc Pháp là Xênêgan, Môritani, Mali, Bờ Biển Ngà, Thượng Vônta, Đahômây, Nigiê; – Ở châu Phi Xích Đạo thuộc Pháp là Sat, Cộng hòa Trung Phi, Côngô (Bradavin), Gabông ; – Đảo Mađagaxca; – Hai vùng lãnh thổ do Pháp bảo trợ là Tôgô và Camơrun. • Hai thuộc địa của Anh là Xômali thuộc Anh cùng với Xômali thuộc Ý trước đây lập thành nước Cộng hòa Xômali – Nigiêria. • Một thuộc địa của Bỉ là Côngô (trước năm 1971 gọi là Côngô (Lêôpônvin), rồi Côngô (Kinsaxa), đến năm 1971 đổi tên là Cộng hòa Daia). Từ “Năm Châu Phi” trở lại đây, có trên mười quốc gia nữa ở lục địa này (phần lớn là thuộc địa hoặc đất bảo trợ của Anh) giành đuợc độc lập là Xiêra Lêôn, Tanzanica (năm 1961) ; Ruanda (nguyên là đất bảo trợ của Bỉ), Burundi (cũng là đất bảo trợ của Bỉ và tên gọi trước đây là Urunđi) và Uganda (năm 1962). Năm 1962, sau 8 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Angiêri giành được nền độc lập dân tộc và nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân ra đời. Năm 1963, Kênya và Dandiba được độc lập. Năm 1964, Tanzanica và Dandiba hợp nhất thành nước Cộng hòa Tanzania. Năm 1963, Liên bang Rôđêdì và Niatxalen do thực dân Anh đặt ra trước đây bị tan rã. Hai trong số ba thành viên của Liên bang là Niatxalen và Bắc Rôđêdi tới năm 1964 đều giành được độc lập. Niatxalen lấy lại tên trước đây của mình là Malauy, còn Bắc Rôđêdi lấy tên mới là Zambia. Cuối năm 1965, Zimbabuê và Gămbia tuyên bố độc lập. Năm 1966, Basutôlen (tên mới là Lêxôthó) và Bêchoanalen (tên mới là Bôtxoana) giành được độc lập. Năm 1968, Xoazilen, đảo Môrixơ (các thuộc địa của Anh) và Ghinê Xích Đạo (thuộc địa của Tây Ban Nha) giành được độc lập. Ngày 24/4/1973, nước Cộng hòa GhinêBítxao tuyên bố thành lập tại vùng giải phóng (ngày 10/9/1974, Chính phủ Bồ Đào Nha đã công nhận nền độc lập của nước cộng hòa này). Bồ Đào Nha cũng đã phải trao trả độc lập cho Môzămbich (tháng 6 năm 1975), đảo Capve (tháng 9/1974), các đảo Xao Tômê và Prinxipê (tháng 7 năm 1975). Tháng 11 năm 1975 cuộc kháng chiến của các dân tộc Ăngôla chống Bồ Đào Nha giành được thắng lợi hoàn toàn. Tháng 6 nãm 1976, đảo Xâysen (thuộc địa cùa Anh) tuyên bố độc lập. Không lâu sau đó đã ra đời nước Cộng hòa Xarauy Dân chủ trên miền đất Tây Xahara do Tây Ban Nha chiếm đóng trước đây. Đảo Cômo cũng giành được độc lập từ tay Pháp vào năm 1974. Ngày 27/6/1977, Pháp đã phải trao trả độc lập cho Xômali (thuộc Pháp). Sau khi độc lập, miền đất này lấy tên là Gibuti. Đến thập niên 80, xứ Êritơria tách khỏi Êtiôpia, trở thành một quốc gia độc lập. Miền đất Tây Nam Phi (thuộc địa cũ của Đức, từ sau Thế chiến thứ nhất thuộc quyền ủy trị của Cộng hòa Nam Phi) cũng đã giành được độc lập trong thời gian này.
– 1952: nhân dân Li bi giành được độc lập
– Ai Cập: 18/6/1953
– An – giê – ri: 18/6/1953
– Tuy ni di, Ma rốc, Xu đăng: 1956
– Ghi nê: 1958
– 17 nước châu Phi giành được độc lập: 1960
– Ăng gô la, Mô dăn bích: 1975
– Dimbabue: 18/4/1980
– Nammibia: 21/3/1990
– Cộng hòa Nam Phi: 1993
Phong trào giải phóng dân tộc ở lục địa Châu Phi phát triển tương đối chậm so với châu Á. Từ những năm 50 trở đi, khi phần lớn các thuộc địa ở châu Á đã giành được độc lập thì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi mới được nhen nhóm. Năm 1951, Libi nguyên là thuộc địa của Ý và sau Chiến tranh thế giới lần hai là đất bảo trợ của Anh giành được độc lập. Sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của CNĐQ trên lục địa này bắt đầu từ những nước Arập – Bắc Phi trở đi. Ai Cập trên danh nghĩa được Anh công nhận là nước độc lập từ năm 1922, nhưng trên thực tế là một nước nửa thuộc địa. Quân đội Anh vẫn còn được quyền đóng trên lãnh thổ nước này. Năm 1952, chế độ quân chủ bị lật đổ, Ai Cập trở thành nước cộng hòa. Năm 1956, quân đội Anh buộc phải rút hết khỏi nước này. Cũng trong năm đó, do việc chính phủ Ai Cập quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Xuyê nên Anh, Pháp và Ixraen gây chiến tranh với Ai Cập nhưng bị thất bại. Năm 1958, Ai Cập và Xiri (một nước ở Tây Á) hợp thành một nước, lấy tên là Cộng hòa Arập Thống nhất. Nhưng đến năm 1961, Xiri tách ra khỏi Liên bang, lấy tên là nước Cộng hòa Arập Thống nhất (sau đổi thành Cộng hòa Arập Ai Cập). Năm 1956, các nước Bắc Phi là Tuynidi (xứ bảo hộ của Pháp), Marôc (thuộc địa của Pháp), Xuđăng (Côngđôminiông – thuộc địa của Anh và Ai Cập) giành được độc lập. Từ nửa cuối những năm 50 trở đi, bắt đầu quá trình giải phóng dân tộc ở phía nam sa mạc Xahara (còn gọi là “Các nước châu Phi đen”). Năm 1957, Bờ Biển Vàng là thuộc địa của Anh giành được độc lập và đổi tên thành nước Gana. Năm 1958, Ghinê (thuộc địa của Pháp) giành được độc lập. Đặc biệt là trong năm 1960 (“Năm châu Phi”) có tới 17 thuộc địa, trong đó có 14 là của Pháp, 2 của Anh và 1 của Bỉ đã giành được độc lập. • 14 thuộc địa của Pháp gồm : – Ở Tây Phi thuộc Pháp là Xênêgan, Môritani, Mali, Bờ Biển Ngà, Thượng Vônta, Đahômây, Nigiê; – Ở châu Phi Xích Đạo thuộc Pháp là Sat, Cộng hòa Trung Phi, Côngô (Bradavin), Gabông ; – Đảo Mađagaxca; – Hai vùng lãnh thổ do Pháp bảo trợ là Tôgô và Camơrun. • Hai thuộc địa của Anh là Xômali thuộc Anh cùng với Xômali thuộc Ý trước đây lập thành nước Cộng hòa Xômali – Nigiêria. • Một thuộc địa của Bỉ là Côngô (trước năm 1971 gọi là Côngô (Lêôpônvin), rồi Côngô (Kinsaxa), đến năm 1971 đổi tên là Cộng hòa Daia). Từ “Năm Châu Phi” trở lại đây, có trên mười quốc gia nữa ở lục địa này (phần lớn là thuộc địa hoặc đất bảo trợ của Anh) giành đuợc độc lập là Xiêra Lêôn, Tanzanica (năm 1961) ; Ruanda (nguyên là đất bảo trợ của Bỉ), Burundi (cũng là đất bảo trợ của Bỉ và tên gọi trước đây là Urunđi) và Uganda (năm 1962). Năm 1962, sau 8 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Angiêri giành được nền độc lập dân tộc và nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân ra đời. Năm 1963, Kênya và Dandiba được độc lập. Năm 1964, Tanzanica và Dandiba hợp nhất thành nước Cộng hòa Tanzania. Năm 1963, Liên bang Rôđêdì và Niatxalen do thực dân Anh đặt ra trước đây bị tan rã. Hai trong số ba thành viên của Liên bang là Niatxalen và Bắc Rôđêdi tới năm 1964 đều giành được độc lập. Niatxalen lấy lại tên trước đây của mình là Malauy, còn Bắc Rôđêdi lấy tên mới là Zambia. Cuối năm 1965, Zimbabuê và Gămbia tuyên bố độc lập. Năm 1966, Basutôlen (tên mới là Lêxôthó) và Bêchoanalen (tên mới là Bôtxoana) giành được độc lập. Năm 1968, Xoazilen, đảo Môrixơ (các thuộc địa của Anh) và Ghinê Xích Đạo (thuộc địa của Tây Ban Nha) giành được độc lập. Ngày 24/4/1973, nước Cộng hòa GhinêBítxao tuyên bố thành lập tại vùng giải phóng (ngày 10/9/1974, Chính phủ Bồ Đào Nha đã công nhận nền độc lập của nước cộng hòa này). Bồ Đào Nha cũng đã phải trao trả độc lập cho Môzămbich (tháng 6 năm 1975), đảo Capve (tháng 9/1974), các đảo Xao Tômê và Prinxipê (tháng 7 năm 1975). Tháng 11 năm 1975 cuộc kháng chiến của các dân tộc Ăngôla chống Bồ Đào Nha giành được thắng lợi hoàn toàn. Tháng 6 nãm 1976, đảo Xâysen (thuộc địa cùa Anh) tuyên bố độc lập. Không lâu sau đó đã ra đời nước Cộng hòa Xarauy Dân chủ trên miền đất Tây Xahara do Tây Ban Nha chiếm đóng trước đây. Đảo Cômo cũng giành được độc lập từ tay Pháp vào năm 1974. Ngày 27/6/1977, Pháp đã phải trao trả độc lập cho Xômali (thuộc Pháp). Sau khi độc lập, miền đất này lấy tên là Gibuti. Đến thập niên 80, xứ Êritơria tách khỏi Êtiôpia, trở thành một quốc gia độc lập. Miền đất Tây Nam Phi (thuộc địa cũ của Đức, từ sau Thế chiến thứ nhất thuộc quyền ủy trị của Cộng hòa Nam Phi) cũng đã giành được độc lập trong thời gian này.