Các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã được truyền bá vào nước ta từ khi nào? Vì sao lúc đầu Nho giáo khi mới truyền vào nước ta không được nhâ

Các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã được truyền bá vào nước ta từ khi nào? Vì sao lúc đầu Nho giáo khi mới truyền vào nước ta không được nhân dân ta tiếp thu?

0 bình luận về “Các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã được truyền bá vào nước ta từ khi nào? Vì sao lúc đầu Nho giáo khi mới truyền vào nước ta không được nhâ”

  1. Các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đã được truyền bá vào nước ta từ thơi:

    Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.

    Nho giáo được truyền vào thế kỷ 1 TCN.

    Đạo giáo được truyền vào Việt Nam khá sớm và tồn tại như một tôn giáo đến đầu thế kỷ XX.

    Lúc đầu Nho giáo khi mới truyền vào nước ta không được nhân dân ta tiếp thu vì:Những khía cạnh suồng sã và tiêu cực của chủ nghĩa vật chất và tư tưởng hưởng thụ được cho là xung đột với Nho giáo và làm xuống cấp đạo đức người Việt Nam ngày nay.

    Mk nghĩ vậy ạ!Chúc bn học tốt ;-;

    Bình luận
  2. Nho giáo

    Từ thời Tây Hán, đạo Nho đã xâm nhập làm công cụ phục vụ cho sự cai trị của triều đình nhà Hán. Dần dần có những người Việt theo đường học vấn Nho giáo phục vụ cho chính quyền phương Bắc như Lý Tiến, Lý Cầm, Khương Công Phụ, Khương Công Phục, Lưu Hữu Phương. Nhà Hán cho Lý Tiến trở lại Giao châu, không cho làm quan ở trung nguyên vì “hay chê bai, bắt bẻ triều đình

    Sang thời Tam Quốc – Lục triều, loạn lạc nhiều, Nho giáo dần suy. Sang thời Đường, các tầng lớp hào trưởng người Việt trưởng thành lên một bước qua tiếp thu văn hóa Trung Hoa, nhờ hệ thống trường học Nho giáo được mở nhiều hơn để đào tạo quan lại cho chính quyền đô hộ và đẩy mạnh tri thức văn hóa của tầng lớp người Việt.Không giống như Lý Tiến, anh em Khương Công Phụ đều thành đạt tại triều đình trung ương nhà Đường.

    Dù tiếp tục được truyền bá nhưng theo đánh giá của các sử gia, Nho giáo chưa bao giờ phát triển rực rỡ tại Giao châu trong thời bị đô hộ

    Đạo giáo

    Đạo giáo cũng được truyền từ Trung Quốc, tuy muộn hơn Nho giáo nhưng sâu rộng hơn. Thứ sử Giao châu Trương Tân (?-203) là người chuộng Đạo giáo. Đạo giáo truyền vào Việt Nam thời kỳ này chỉ hạn chế ở tầng lớp trên trong xã hội và các quan lại đô hộ. Những hình tượng nguyên sơ của người Việt như Lạc Long Quân, Chử Đồng Tử, Tản Viên, Sơn Tinh, Phù Đổng Thiên Vương… đều dần dần bị Đạo giáo hóa và thần thánh hóa.

    Đạo giáo phù thủy từ thế kỷ 2 được truyền vào Giao châu và hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian cổ truyền, thờ cúng những người có công với dân tộc Việt.

    Phật giáo

    Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ đầu công nguyên, theo hai con đường.

    • Theo đường bộ, từ Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc theo “con đường tơ lụa” rồi từ đây sang Việt Nam
    • Theo đường biển, từ Ấn Độ theo các thương thuyền dọc bờ biển Đông Dương, Nam Dương. Theo đường này, đạo Phật qua Srilanka, Java, Phù Nam, Chăm Pa rồi truyền vào Việt Nam.

    Cảm ơn+5* cảm ơn nhiều ><

    Bình luận

Viết một bình luận