Các vật đều cấu tạo từ các hạt riêng biệt. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các hạt đó? A. Giữa các hạt cấu tạo nên vật không có khoảng

By Josephine

Các vật đều cấu tạo từ các hạt riêng biệt. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các hạt đó?
A.
Giữa các hạt cấu tạo nên vật không có khoảng cách nên các vật trông như liền một khối.
B.
Nhiệt độ của vật càng cao, các hạt cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
C.
Các hạt cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
D.
Các hạt cấu tạo nên vật có kích thước rất nhỏ bé gọi là các phân tử (nguyên tử).
13
Một chiếc thìa bằng nhôm và một chiếc thìa bằng đồng có cùng khối lượng, được thả vào cùng một cốc nước nóng. Khi có cân bằng nhiệt xảy ra, thì
A.
nhiệt lượng của hai chiếc thìa thu được của nước là như nhau
B.
nhiệt lượng của thìa nhôm thu được nhỏ hơn vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn
C.
nhiệt lượng của thìa nhôm thu được lớn hơn vì nhiệt dung riêng của nhôm nhỏ hơn
D.
nhiệt lượng của thìa đồng thu được nhỏ hơn vì nhiệt dung riêng của đồng nhỏ hơn
14
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên vào độ tăng nhiệt độ của vật, cần phải xác định và so sánh nhiệt lượng thu vào của các vật có những đặc điểm:
A.
cùng vật liệu và có khối lượng bằng nhau nhưng có độ tăng nhiệt độ khác nhau.
B.
có khối lượng và độ tăng nhiệt độ khác nhau nhưng làm bằng cùng vật liệu.
C.
cùng vật liệu và độ tăng nhiệt độ khác nhau nhưng có khối lượng bằng nhau.
D.
cùng khối lượng và có độ tăng nhiệt độ bằng nhau nhưng làm bằng các chất khác nhau.
15
Thả một quả cầu đồng có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 80o C vào 0,4kg nước ở nhiệt độ 20o C Bỏ qua mọi sự mất nhiệt và nhiệt dung riêng của đồng là c1 =380J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K Khi có cân bằng nhiệt xảy ra thì n hiệt độ của quả cầu:
A.
t = 30o C
B.
t = 40o C
C.
t = 60o C
D.
t = 26o C
16
Một quả cầu bằng đồng có nhiệt dung riêng là 380J/kg.K . Để đung nóng quả cầu đó từ 20o C đến 200o C cần cung cấp nhiệt lượng là 121,752kJ. Thể tích ban đầu của quả cầu đồng có giá trị:
Biết Dđồng = 8900kg/m3
A.
2cm3
B.
200cm3
C.
20cm3
D.
0,0002cm3
17
Ba chất lỏng A, B, C lần lượt ở nhiệt độ ban đầu tA , tB , tC . Sau khi trộn lẫn vào nhau thì nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là t, biết tC > t > tA , tB . Nhận xét đúng trong quá trình trao đổi nhiệt này:
A.
Vật A và vật B toả nhiệt, vật C thu nhiệt.
B.
Vật C toả nhiệt, vật A và vật B thu nhiệt.
C.
Vật B toả nhiệt, vật A và vật C thu nhiệt
D.
Vật A toả nhiệt, vật B và vật C thu nhiệt
18
Hiện tượng khuếch tán xảy ra chỉ vì:
A.
Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách
B.
Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách
C.
Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng
D.
Kích thước của các phân tử, nguyên tử rất nhỏ bé.
19
Chọn câu phát biểu sai
A.
Chất lỏng dẫn nhiệt kém
B.
Chân không dẫn nhiệt tốt nhất
C.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt
D.
Chất khí dẫn nhiệt kém hơn chất lỏng.
20
Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra
A.
chỉ ở chất lỏng.
B.
chỉ ở chất khí.
C.
ở chất lỏng và chất khí.
D.
ở các chất lỏng, rắn và khí.
21
Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền
A.
từ vật có khối lượng riêng lớn hơn sang vật có khối lượng riêng nhỏ hơn.
B.
từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.
C.
từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn
D.
từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
22
Nhận xét nào sau đây là không đúng về phân tử, nguyên tử ?
A.
Phân tử, nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé.
B.
Các phân tử, nguyên tử liên kết với nhau thành khối, không có khoảng cách
C.
Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D.
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất
23
Các phân tử khí chuyển động trong phòng với vận tốc rất lớn, nhưng khi mở lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải một lúc sau cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa bởi vì:
A.
Các phân tử nước hoa không chuyển động ngay khi vửa mở lọ nước hoa, mà một lúc sau mới chuyển động.
B.
Khoảng cách giữa các phân tử không khí quá nhỏ so với kích thước các phân tử nước hoa nên cản trở sự di chuyển của các phân tử nước hoa.
C.
Các phân tử nước hoa phải mất một thời gian để kết hợp với các phân tử không khí rồi mới tiếp tục di chuyển
D.
Các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn, va vào các phân tử không khí nên bị đổi hướng liên tục, sau một thời gian mới đến cuối lớp




Viết một bình luận