Cách tính lực kéo, công ở các máy cơ đơn giản?

Cách tính lực kéo, công ở các máy cơ đơn giản?

0 bình luận về “Cách tính lực kéo, công ở các máy cơ đơn giản?”

  1. Đáp án:

     1. Định luật về công:

    Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

    2.

    Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

    Ròng rọc động: F=P/2

    Ròng rọc cố định: F=P

    Mặt phẳng nghiêng:Trong hình

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

    + Mặt phẳng nghiêng:

    – Vì theo định luật về công ta không lợi về công nên ta tính lực F  và công như sau

    \[\begin{gathered}
      A = P.h = 10m.h \hfill \\
      A = P.h = F.l \Rightarrow F = \frac{{10m.h}}{l} \hfill \\ 
    \end{gathered} \]

    Với m là khối lượng vật cần nâng (kg)

          l là chiều dài mặt phẳng nghiêng

         h là độ cao của mặt phẳng nghiêng

    Ròng rọc:

    Ròng rọc động: cứ mỗi ròng rọc động sử dụng ta sẽ lợi hai lần về lực nên lực cần kéo là:

    \[F = \frac{P}{{2n}}\]

    Với n là số ròng rọc động

    – RÒng rọc cố định: chỉ cho ta lợi về hướng kéo nên ta không lợi cả về lực lần quãng đường kéo.

    – Công cần thực hiện là:
    \[A = P.h = 10m.h\]

    + Đòn bẩy:

    – Ta biết rằng lực tác dụng lên đòn bâ tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm tác dụng lực đến điểm tựa

    – DO đó lực cần tác dụng là:

    \[F.OB = P.OA \Rightarrow F = \frac{{OA}}{{OB}}.P\]

    – Công thực hiện là:

    \[A = P.h = 10m.h\]

     

    Bình luận

Viết một bình luận