Cách xưng hô của mỗi người nơi mỗi miền

Cách xưng hô của mỗi người nơi mỗi miền

0 bình luận về “Cách xưng hô của mỗi người nơi mỗi miền”

  1. – Anh của cha: Cả 3 miền gọi là Bác.
    – Vợ của anh cha: Cả 3 miền gọi là Bác.
    – Em trai của cha: Cả 3 miền gọi là Chú.
    – Vợ em trai của cha: Cả 3 miền gọi là Thím.
    – Em gái của mẹ: Cả 3 miền gọi là Dì.

    – Em trai của mẹ: Cả 3 miền gọi là Cậu – người Trung còn gọi là Cụ.
    – Vợ em trai của mẹ: Cả 3 miền gọi là Mợ – người Trung còn gọi là “Mự.”

    – Chị của cha:
    + Bắc gọi là Bác
    + Trung, Nam gọi Cô (hoặc O)

    – Chồng chị của cha:
    + Bắc gọi là Bác
    + Trung, Nam: Dượng (hoặc Trượng)

    – Em gái của cha:
    + Bắc, Nam gọi Cô
    + Trung gọi O.

    – Chồng em gái của cha:
    + Bắc gọi Chú;
    + Nam, Trung gọi Dượng (hay Trượng)

    – Anh trai của mẹ:
    + Bắc gọi Bác;
    + Nam, Trung gọi Cậu – người Trung còn gọi “Cụ”

    – Vợ anh trai của mẹ:
    + Bắc gọi Bác;
    + Trung, Nam gọi Mợ – người Trung còn gọi là Mự (?)

    – Chị của mẹ:
    + Bắc gọi Bác;
    + Trung, Nam gọi Dì.

    – Chồng chị của mẹ:
    + Bắc gọi Bác;
    + Trung, Nam gọi Dượng (Trượng).

    – Chồng em gái của mẹ:
    + Bắc gọi Chú;
    + Trung, Nam gọi Dượng (Trượng)

    – Anh chị em họ: Cả 3 miền vẫn gọi là Anh, Chị, Em như anh chị em ruột. Nhưng cấp bậc anh chị họ có nơi dựa trên tuổi tác cá nhân, có nơi, đặc biệt ở miền Trung, thì tùy vị thế trên dưới của các bậc cha mẹ. Chẳng hạn người con của chú mình dầu lớn hơn mình cả 20 tuổi nhưng vẫn gọi mình bằng Anh và mình gọi lại bằng Chú (tức là Chú em).

    – Bác, chú cô dì… gọi các con anh em mình bằng Cháu.
    Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là Bác, và cấp nhỏ là Chú Cậu Cô Mợ và chứ không dùng chữ “Dượng.”

    bạn tham khảo nha

    Bình luận

Viết một bình luận