cách vẽ biểu đồ( chi tiết nha)

cách vẽ biểu đồ( chi tiết nha)

0 bình luận về “cách vẽ biểu đồ( chi tiết nha)”

  1. Có 2 loại biểu đồ thường xuất hiện trong địa lý lp 8 :biểu đồ tròn và biểu đồ cột

    Cách vẽ biểu đồ tròn:

    Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.

    Bước 1 : Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %

    Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn

    Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho

    Lưu ý : toàn bộ hình tròn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn

    Cách vẽ biểu đồ cột:

      Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).

       Bước 1 : Chọn tỉ lệ thích hợp

       Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ).

       Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy

       Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ).

    Bình luận
  2.  CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN

    Dấu Hiệu Nhận Biết:

    –  yêu cầu mô tả cơ cấu, thành phần và tỉ lệ các đơn vị có trong một tổng thể. Các biểu đồ hình tròn là các biểu đồ có ít năm nhưng lại có nhiều thành phần trong đó.

    Cách Bước Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn:

    Bước 1 với hình tròn người dùng phải xử lí số liệu dầu tiên và chuyển nó sang dạng % để đồng nhất đơn vị cũng như tính toán tỉ lệ chính xác nhất.

    Bước 2: Xác định vị trí, bán kính của hình tròn mà bạn cần vẽ và điều cần lưu ý chính là kích thước nó phải phù hợp với khổ giấy . Với 1 biểu đồ hình tròn có tỉ lệ 100% tương ứng 360 độ thì cứ 1% chính là 3,6 độ.

    Bước 3: Hoàn tất các thông số của bản đồ, lựa chọn các kí hiệu thể hiện sao cho dễ hiểu nhất.

    2. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ MIỀN

    Dấu Hiệu Nhận Biết:

    biểu đồ miền là loại biểu đồ “nhiều năm, ít thành phần”. Nó ngược lại  so với biểu đồ tròn và hloại biểu đồ này thường có hình chữ nhật hoặc vuông và được chia ra làm các miền khác nhau.

    Các Bước Vẽ Biểu Đồ Miền:

    Bước 1:  biểu đồ miễn có dạng hình vuông hoặc chữ nhật và các thành phần trong nó được chia ra làm nhiều miễn khác nhau và chúng chồng lên nhau. Cứ mỗi miền sẽ đại diện cho một đối tượng cụ thể , đó là lý do biểu đồ này ít miền nhưng nhiều năm.

    Bước 2: Các cột mốc thời gian của nó cũng giống như các dạng biểu đồ mà chúng ta hay gặp với cột mốc năm được chia ra ở 2 bên. Chiều cao của biểu đồ được thể hiện đơn vị của biểu đồ còn chiều ngang là theo năm.

    Bước 3: Hoàn thành biểu đồ bạn chỉ cần ghi số liệu tương ứng với vị trí nó đang được hiển thị trên từng miền.

    Các Dạng Biểu Đồ Miền Thường Gặp:

    Có 2 loại biểu đồ miền thường gặp  là biểu đồ miền chồng nối tiếp nhau và biểu đồ chòng từ gốc tọa độ.

    3. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT

    Dấu Hiệu Nhận Biết:Đây là dạng biểu đồ sử dụng khi chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí và sử dụng để so sánh về độ lớn tương quan giữa các đại lượng. Ví dụ như biểu đồ về diện tích của một khu vực nào đó hoặc biểu đồ so sánh sản lượng của 1 số địa phương hay là dân số của địa phương đó.

    Cách Vẽ Biểu Đồ Hình Cột:

    Bước 1: Đầu tiên chúng ta phải chọn tỉ lệ thích hợp để vẽ biểu đồ dạng cột và sau đó kẻ hệ trục vuông góc với trục đứng thể hiện đơn vị các đại lượng còn trực ngang thể hiện các năm của các đối tượng.

    Bước 2: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy và để hoàn thiện bản đồ bạn cần phải ghi các số liệu tương ứng cũng như các cột tiếp theo để vẽ kí hiệu vào cột.

    Các Loại Biểu Độ Hình Cột Hay Gặp

    Có bốn loại biểu đồ hình cột là biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cộ đơn gộp nhóm ,biểu đồ thanh ngang.

    4. DẠNG BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG

    Cách Nhận Biết Biểu Đồ:

    – Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi đại lượng địa lí khi số năm nhiều và thay đổi liên tục, nó biểu hiện tốt độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có cùng đơn vị hoặc khác.

    Cách Vẽ Biểu Đồ Đường:

    Bước 1: Để vẽ biểu đồ đường bạn cần kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian.

    Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục và căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ chuẩn cũng như thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.

    Bước 3: Điền nốt các thông số cũng như các kí hiệu để hoàn tất việc vẽ biểu đồ 

    ticks và chọn ctlhn nha

    Bình luận

Viết một bình luận