Cảm nghĩ của anh chị về hình ảnh người phụ nữ việt nam thời xưa .QUA bài thơ tự tình 2 và bài thơ thương vợ

Cảm nghĩ của anh chị về hình ảnh người phụ nữ việt nam thời xưa .QUA bài thơ tự tình 2 và bài thơ thương vợ

0 bình luận về “Cảm nghĩ của anh chị về hình ảnh người phụ nữ việt nam thời xưa .QUA bài thơ tự tình 2 và bài thơ thương vợ”

  1. Dàn ý hình ảnh người phụ nữ việt nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ

    Mở bài:

    – Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung

    – Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương.

    Thân bài:

    * Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:

    + Ở bài ” Thương Vợ” là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

    + Ở bài “Tự Tình II” là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đinh-nhưng điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.

    * Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:

    + Trong bà thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh phụ nữ còn hiện lên nỗi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

    + Ở bài ‘Thương Vợ”, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

    Kết bài

    – Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội

    – Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay

    Bình luận
  2. Cả 2 bài thơ, 2 người phụ nữ, họ đều cảm nhận được thân phận, số phận của mình 1 cách rõ ràng. Cùng ý thức được về bản thân và cuộc sống của mình. Song cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu số phận hẩm hiu. Họ đều là những người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà không thể làm gì được để thoát khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt đến bế tắc ấy. Họ mất tự do, không được sống cho chính mình… 2 bài thơ cùng 1 đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưaĐó là những hiện thân cho những khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dưới chế độ phong kiến nhưng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làm tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát.
    @mochizou

    Bình luận

Viết một bình luận