Cảm nghĩ về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ ( ít nhất 500 từ và không quá 1500 từ )
Mik cần gấp lắm, ctlhn-❤️-5⭐️(KHÔNG CHÉP MẠNG). Mik cảm ơn nhìu????
Cảm nghĩ về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ ( ít nhất 500 từ và không quá 1500 từ )
Mik cần gấp lắm, ctlhn-❤️-5⭐️(KHÔNG CHÉP MẠNG). Mik cảm ơn nhìu????
Mở bài:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều xu hướng khác nhau. Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương; các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục… do các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo. Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả các phong trào đó đều thất bại vì thiếu một con đường và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.
Thân bài:
Trước thực tế ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Tréville rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Người đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Đi đến đâu, Người cũng hòa mình vào phong trào quần chúng nhân dân lao động, chứng kiến nhiều cảnh người nô lệ và nhận ra đâu là bạn, đâu là thù. Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 quốc gia của 4 châu lục, phải làm rất nhiều nghề cực nhọc để kiếm sống.
Với hành trang là chủ nghĩa yêu nước – nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, trải qua thực tiễn học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng ở nhiều nước, Người nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con người là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà với tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân lao động bị áp bức trên trên toàn thế giới. Đây là điều mà nhiều bậc tiền bối, những sĩ phu yêu nước tại thời điểm đó chưa nhận ra được Tháng 7/1920, Người đọc được sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo (Pháp). Người lập tức bị cuốn hút và đọc đi đọc lại nhiều lần. Qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Xác định con đường của cách mạng Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin là điểm khác về chất của Người so với nhiều nhân vật yêu nước cùng thời.
Khi nước nhà mất độc lập cũng là lúc truyền thống yêu nước có điều kiện thể hiện rõ ràng, sinh động nhất, nhưng yêu nước nhiệt thành thì không chỉ có duy nhất là Nguyễn Ái Quốc. Có chí lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm, lấy lại đà chấn hưng cho dân tộc Việt Nam không phải chỉ có riêng ở Người.
Kết bài:
Đã hơn 49 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng trong lòng các thế hệ Việt Nam, Người vẫn còn sống mãi. Tư tưởng, tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác luôn soi rọi con đường cách mạng trong mỗi bước đi lên của đất nước. Nhắc lại hành trình cứu nước 107 năm về trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta đều khắc ghi sâu trong tim lòng biết ơn vô hạn đối với những hi sinh lớn lao mà Bác đã trải qua trong suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.