cảm nhận của em về đoạn trích “còn chúng tôi thì chạy trên…điện thoại trong hang”
trong truyện ngắn những ngôi sao xa xôi
bạn nào học giỏi phân tích chỗ chui vào hang là sà ngay vào 1 thế giới khác vs ak
cảm nhận của em về đoạn trích “còn chúng tôi thì chạy trên…điện thoại trong hang”
trong truyện ngắn những ngôi sao xa xôi
bạn nào học giỏi phân tích chỗ chui vào hang là sà ngay vào 1 thế giới khác vs ak
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn nổ đã trở thành con đường huyền thoại. Bởi nơi đây đã có những câu chuyện thần kì với những anh bộ đội hiên ngang anh dũng, những anh chiến sĩ lái xe ngang tàng, lẫm liệt mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng ca ngợi trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Câu chuyện thần kì đó còn là chuyện về những cô gái thanh niên xung phong vừa kiên cường dũng cảm trong chiến đấu vừa hồn nhiên, mơ mộng thật đáng yêu, đáng quý. Lấy cảm hứng từ đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã sáng tác thành truyện ngắn đặc sắc “Những ngôi sao xa xôi”.
Truyện được viết 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.
bài làm :
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, có bao chàng trai cô gái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Nhà văn Lê Minh Khuê đã có mặt ở Trường Sơn và đã viết thành công về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa, thể hiện rõ trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Với lối viết dung dị, nữ tính, đầy chất thơ, truyện ngắn đã miêu tả thành công vẻ đẹp tâm hồn mơ mộng và quả cảm, anh dũng của thế hệ trẻ Việt Nam mà điển hình là ba cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu về “Tổ trinh sát mặt đường” gồm có 3 cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lở loét , màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Tưởng như sự sống bị hủy diệt: “không có lá xanh hai bên đường”, “thân cây bị tước khô cháy”. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. Hơn hết, công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết “lẩn trong ruột những quả bom”. Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường “ra đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm” thì tổ trinh sát lại “chạy trên cao điểm cả ban ngày” dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về hang , cô nào cũng chỉ thấy “hai con mắt lấp lánh”, “hàm răng lóa lên” khi cười, khuôn mặt thì “lem luốc “.
Trong kháng chiến chống Mĩ, ở hai miền Nam, Bắc của Tổ quốc đã có hàng vạn, hàng triệu chàng trai lên đường ra trận với dũng khí và quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiền tuyến vẫy gọi, hàng ngàn hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến. Con đường chiến lược Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.
Chưa dừng lại ở đó, đoạn trích trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” còn ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường qua miêu tả kĩ lưỡng một lần phá bom của ba cô ở chân cao. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa , cảnh tượng chiến trường trở nên “vắng lặng đến phát sợ”. Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm. Hoàn cảnh khốc liệt đó thử thách cao độ lòng gan dạ, sự bình tĩnh. Bên cạnh đó, giọng Phương Định kể cất lên dõng dạc, nổi bật tinh thần sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ: “Tôi , một quả bom trên đồi . Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao , một quả dưới chân cái hầm ba – ri – e cũ.” Hơn thế nữa, dù hoàn cảnh khốc liệt là thế nhưng các chiến sĩ vẫn bình tĩnh tiến vào trận đánh: “đàng hoàng mà bước tới”. Thế rồi, các cô quan sát kĩ trận địa, quan sát quả bom để phân tích phán đoán cách phá: Quả bom có 2 vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang đợi chờ, vỏ quả bom nóng. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định “rùng mình” vì cảm thấy tại sao mình làm quá chậm thế! Hai mươi phút đã trôi qua. Mỗi một khi tiếng còi thổi là khi các chiến sĩ hiệp đồng châm ngòi nổ. Đó là khoảnh khắc đối mặt với thần chết . Nhưng sự gan dạ phi thường của các cô đã chiến thắng: Tiếng còi chị Thao rúc lên , Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn, cố khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp … Tiếng còi của chị Thao lại thổi lên. Quả bom nổ. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Mảnh bom xe không khí. Đất rơi lộp bộp .
Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết : Bom nổ vàng óc, ngực đau nhói , đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng . Nhưng họ đã chiến thắng bằng lòng gan dạ, sự hiệp đồng chặt chẽ, bằng tinh thần lạc quan đầy kiêu hùng: Chị Thao vấp ngã , vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười, “ răng trắng , đôi mắt mở to … ” Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập. Chị Thao và Định phải mọi đất, bế Nho lên. Máu túa ra , ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào. Định rửa vết thương cho Nho , tiêm thuốc cho Nho , pha sữa cho Nho … Rồi chị Thao lại giục:
“Hát đi, Phương Định , mày thích bài gì nhất, hát đi!”. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ.
Không những thế, đoạn trích còn làm sáng lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần vì miền Nam, vì cuộc chiến đấu đã khiến các nữ thanh niên xung phong quên nghĩ đến thương vong: Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến năm lần, ngày nào ít: ba lần . Phương Định cho biết: “Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ – nhạt, không cụ thể …”.
Tóm lại, đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong truyện Những ngôi sao xa xôi. Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường. Chị Thao, Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân có bao giờ quên những nữ anh hùng Ngã Ba Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn.
Chiến tranh đã đi qua nhưng sau ba thập kỉ , đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Tên tác phẩm là “Những ngôi sao xa xôi”. Mỗi ngôi sao trên bầu trời kia là một đôi mắt của những người con gái trong những đêm mở đường ra tiền tuyến. Đôi mắt của Phương Định, của Nho, của Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong trên những cao điểm, những trọng điểm của con đường chiến lược Trường Sơn, của những người con gái Việt Nam mãi mãi lung linh, tỏa sáng.