Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua tác phảm chuyện người con gái Nam Xương Mk đã đọc hết các bài trên mạng rồi, nên mk mo

Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua tác phảm chuyện người con gái Nam Xương
Mk đã đọc hết các bài trên mạng rồi, nên mk mong các bạn k spam để bay acc nha

0 bình luận về “Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua tác phảm chuyện người con gái Nam Xương Mk đã đọc hết các bài trên mạng rồi, nên mk mo”

  1. Trong văn bản ” Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ, nhân vật Vũ Nương là người con gái đẹp cả về dung nhan và tính hạnh nhưng nàng lại rất bất hạnh – nàng chính là đại diện cho số phận của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

    Ngay mở đầu vb, tác giả đã giới thiệu nàng là một người: ” thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Vì mến dung mạo của nàng, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng và cưới nàng về làm vợ.  TRong cuộc sống vợ chồng, trước hết nàng là người vợ chung thủy. Khi mới về nhà chồng, hiểu Trương Sinh có tính đa nghi, nàng luôn luôn giữ gìn khuôn phép, biết chăm lo vun vén hạnh phúc gđ nên cuộc sống vợ chồng chưa từng xảy ra thất hòa.  Khi tiễn chồng đi lính, nàng rót chén rượu đầy, dặn dò với chồng những lời tình nghĩa đằm thắm, khiến ai nghe cũng phải ứa hai hàng lệ, đc thể hiện qua chi tiết ” Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo đc ấn phong hầu, mặc áo ấm trở về quê cũ mà chỉ xin ngày về mang theo đc hai chữ bình yên”. Tình thương chồng của nàng còn đc thể hiện qua sự cảm thông vs những gian lao vất vả mà chàng sẽ phải chịu đựng: ” Chỉ e việc quân khó liêu… rồi thế chẻ tre chưa có” ( bạn trích trong sách ra nha ) và nỗi khắc khoải, nhớ mong mà ” mùa dưa chín quá kỳ khiến cho tiện thiếp băn khoăn,…cũng không có cánh hồng bay bổng”. Khi chồng đi lính, nàng ở nhà luôn thủy chung, nhớ nhung,  khi chồng đi lính về, bị nghi oan, nàng nhẫn nhục phân trần, cố gắng tìm mọi cách lựa lời nói để minh oan, để hàn gắn hp gđ. Không chỉ là người vk chung thủy, mà nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo. Trong lúc ck đi xa, nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ già đau ốm. Phẩm chất ấy của nàng đã đc chính mẹ chồng đánh giá cao phút lâm chung: ” Một tấm thân tàn,…đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ ck mất, nàng lo chu đáo ma chay, mồ mả như mẹ đẻ của mình. Vì TS đi lính, nàng sợ con mk thiếu thốn tình thương của cha nên hàng ngày chỉ cái bóng của mk trên vách tường bảo là cha. Nhưng nàng thật bất hạnh, chỉ vì lời nói vô tình, ngây thơ của con, một sự hiểu lầm bởi tính đa nghi quá mức của chồng mà đã tuẫn tiết. Kết thúc cuộc đời mk, khi còn quá trẻ, nàng tìm đến cái chết để minh oan cho sự trong sạch của bản thân. Đến đây, ta lại bắt gặp Vũ Nương – một người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa. Nàng tự vẫn ở bến Hoàng Giang và đc linh phi cứu giúp và đưa về thủy cung gặp Phan Lang, mối oan của nàng đã đc TS thấu hiểu. ( cái bóng đẩy nàng vào chỗ chết rồi chính nó lại cứu nàng, quả là một trò đùa trớ trêu trong tình yêu! ) Nàng hiện lên thấp thoáng bên bờ sông để ns lời tạ từ vs TS, nangf không thể trở về nhân gian được nữa vì nàng đã hứa vs Linh Phi ‘ sống chết không bỏ “. Mặc dù nàng khao khát như thế nào, mong muốn ra sao thì nàng vẫn không đc hưởng hạnh phúc viên mãn ( đó là cái bất hạnh của nàng ), những người con gái tốt đẹp như nàng chỉ có thể hp ở thế giới khác

    Vũ Nương quả là người phụ nữ hoàn hảo, mang trong mình nét truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, qua nhân vật Vũ Nương, tác giả đã thể hiện niềm thương cảm đối với số phận của người phụ nữ và ước mơ, khát vọng về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho họ đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp lên số phận người phụ nữ.

    #xl nha có một số chỗ mình viết tắt

    Bình luận

Viết một bình luận