cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao làm giúp mình nha chỉ làm vừa thôi,không dài quá

cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
làm giúp mình nha
chỉ làm vừa thôi,không dài quá

0 bình luận về “cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao làm giúp mình nha chỉ làm vừa thôi,không dài quá”

  1. Truyện xoay quanh nhân vật Lão Hạc – người nông dân nghèo khổ, tưởng chừng như bị cái đói cái khổ làm cho tha hóa về nhân cách nhưng vẫn lấp lánh bản chất thanh cao. Qua đó, Nam Cao phê phán xã hội nửa thực dân phong kiến áp bức, bóc lột người nông dân tới cùng cực.

    Trước hết Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ, sống cùng một người con trái. Lão có một mảnh vườn nhỏ và sinh sống bằng nghề làm vườn. Lão còn nuôi một chú chó được lão gọi là Vàng. Lão quý con Vàng lắm, nó giống như con trai lão, cùng lão trải qua những tháng ngày đằng đẵng.

    Cùng chung số phận với những người nông dân thời kì trước Cách mạng, lão Hạc sống lay lắt, chật vật giữa mối lo “cơm áo gạo tiền”. Con trai lão vì quá nghèo nên không thể lấy vợ, vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Trăn trở suy nghĩ về tương lai của đứa con, lão ngày đêm làm việc, nhịn ăn, nhịn tiêu mong tích cóp đủ cho con trai lấy vợ khi trở về. Nhưng lão nào biết khi nào con trai lão về. Những người đi làm đồn điền cao su thời đấy gần như không hi vọng ngày về. Họ bị bóc lột tới mức có thể gục xuống gốc cây cao su bất cứ lúc nào. Sau trận ốm hơn hai tháng thập tử nhất sinh, số tiền dành dụm bao lâu nay “không cánh mà bay”. Trận bão ập tới bất ngờ, cuốn phăng đi vườn rau của lão. Thế là lão không còn nguồn mưu sinh.

    Những tai ương liên tục ập tới khiến lão Hạc rơi vào bước đường cùng. Mảnh vườn vợ lão để lại lão đem đi bán. Lão còn mua bả chó từ thằng Binh Tư – tên chuyên đầu trộm đuôi cướp trong làng để lừa con Vàng. Cái đói, cái khổ khiến lão Hạc từ một lão nông hiền lành cũng phải “lừa” một con chó. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự tha hóa nhân cách con người.

    Thế nhưng dưới con mắt Nam Cao, lão Hạc đáng thương hơn đáng trách. Lão đã dằn vặt biết bao khi mình lại đi “lừa một con chó”. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau”. Lão “hu hu khóc”. Tiếng khóc như tức tưởi lắm, oan trái lắm! Ông giáo – có lẽ là người hiểu lão Hạc nhất làng Vũ Đại, cũng là hiện thân của tác giả thốt lên: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”. Vậy ra tâm hồn lão Hạc không tha hóa, lão chỉ là kẻ đáng thương mà Nam Cao đang “cố tìm mà hiểu”.

    Sự dằn vặt khiến lão Hạc phải tìm con đường giải thoát tiêu cực nhất – cái chết. Lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ. Điều xót xa hơn nữa là lão kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó. Số phận con người có khác gì loài vật đâu? Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, khiến người đọc không khỏi xúc động, xót xa. Lão chết để bảo toàn lòng tự trọng của mình, không để cho cái đói, cái nghèo dồn vào con đường tha hóa như Binh Tư.

    Truyện ngắn rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật lão Hạc điển hình cho số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nghèo khổ, bị chèn ép, đẩy vào bước đường cùng nhưng nhân ái, giàu lòng tự trọng. Qua đó, Nam Cao phê phán mạnh mẽ hiện thực xã hội nửa thực dân phong kiến đầy rẫy áp bức, bất công đồng thời ngợi ca vẻ đẹp lấp lánh thanh cao của người nông dân Việt Nam. Tác phẩm đã thể hiện phong cách văn chương tài hoa cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc thầm kín của nhà văn.

    Tôi tự hỏi, Nam Cao đã nhỏ biết bao giọt nước mắt xót thương cho nhân vật của mình? Nào ai mà biết được! Chỉ biết rằng đằng sau những trang văn lạnh lùng là một trái tim ấm áp tình đời và tình người

    Bình luận
  2. Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của tác giả Nam Cao đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

    Trước hết,Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ,vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ nên phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su,chỉ còn mình lão cùng con chó vàng.Điều đó thể hiện việc lão hạc rất cô đơn và nghèo khổ.Ông đối xử với cậu Vàng rất tử tế cho thấy ông là người rất yêu thương động vật,coi cậu vàng như người bạn giúp vơi đi nỗi buồn.Khi kể chuyện bán chó với ông giáo,lão đã cố làm ra vui vẻ và khóc cho thấy lão rất tủi nhục và hối hận,đau xót.Lão hạc gửi tiền cùng văn tự mảnh vườn cho ông giác cho thấy lão rất tin tưởng ông giáo và lo cho con.Từ lão hạc,em thấy được ta cần trân trọng tấm lòng của người cha.Lão Hạc đã dành dụm tiền và từ chối tiền của ông giác 1 cách gần như hách dịch thể hiện lòng tự trọng của lão dù nghèo khó làm em rất khâm phục.Lão Hạc đã tự chọn cho mình một cái chết dữ dỗi để tự  trừng phạt mình với cậu vàng,giữ mảnh vườn cho con trai và giữ lòng tự trọng cho bản thân.Điều đó càng khiến em thêm đồng cảm và thương xót.Lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trước cách mạng.Từ lão Hạc,em đã học được bài học về tình yêu thường và lòng tự trọng.

    Bình luận

Viết một bình luận