CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NV LÃO HẠC ,CHỊ DẬU ,CHÚ BÉ HỒNG
VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 7 CÂU
KO COPY TRÊN MẠNG
0 bình luận về “CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NV LÃO HẠC ,CHỊ DẬU ,CHÚ BÉ HỒNG
VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 7 CÂU
KO COPY TRÊN MẠNG”
@Huỳn
Mình tự làm, bạn tham khảo ạ!
Lão Hạc:
Qua bài Lão Hạc của nhà thơ Nam Cao cho ta thấy được Lão Hạc là một người dân nghèo nhưng tốt bụng, có lòng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con. Nhưng một người như lão lại phải chịu một cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó.Sau khi bán chó Lão gửi lại tiền và vườn cho ông Giáo nhờ ông Giáo trông vườn giùm và tiền thì để lo ma chay cho Lão nếu lỡ có chuyện gì xảy ra. Mấy ngày sau chỉ thấy lão suốt ngày ăn khoai, hết khoai rồi thì chế được gì Lão ăn cái đó. Tuy khó khăn là vậy nhưng lão lại không nhận sự giúp đỡ từ ông Giáo, có thể thấy Lão còn là một người giàu lòng tự trọng. Vài ngày sau đó Lão chết, lão đã tự tử nhưng lại dùng một cái chết dằn vặt và đau đớn suốt hai giờ liền. Phải chăng lão chọn cách đó để tự dằn vặt bản thân mình đã lừa cậu Vàng và cũng là để lên án xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Chị Dậu:
Tác phẩm Tắt Đèn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố kể về những kiếp người khốn khổ, tăm tối nhất của xã hội mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội. Khi anh Dậu bị mấy tên cai lệ định sấn đến bắt trói thì chị đã vùng dậy đáp trả chúng một cách mãnh liệt. Hành động quật cường dám chống lại của chị Dậu thể hiện sự bế tắc, cùng quẫn đến đường cùng của tất thảy những người nông dân nghèo trong xã hội bấy giờ. Chị chống lại cũng là để tự vệ, bảo vệ cho cuộc sống, tính mạng của chồng và cả những đứa con của chị, chính bọn quan tham, lí trưởng trong chế độ đó đã ép chị Dậu không thể nhịn nhục được thêm nữa.
Chú bé Hồng:
Chú bé Hồng là một chú bé rất đáng thương, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cậu sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ cậu phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, cậu sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng cậu không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Rồi sau bao ngày xa cách, cậu đã được gặp mẹ, sà vào lòng mẹ, cậu cảm nhận đc hơi thở và sự ấm áp của mẹ dành cho cậu, cậu òa khóc trong niềm hạnh phúc tột cùng. 5 sao + ctlhn, tks!
Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử lại có ý nghĩa thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết. Nói đến tình mẹ, con người ta thường nhắc đến một thứ tình cảm rất đỗi dung dị mà lớn lao vô cùng. Mẹ, là nguồn sống soi sáng cho con đêm tối. Xuất phát từ điều này, đã có rất nhiều tác giả có những tác phẩm vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử. Một trong số đó là Nguyên Hồng với tác phẩm “Trong lòng mẹ”, đọc đoạn trích ấy, người đọc không thể không xót xa, xúc động trước tình cảm cao cả, thiêng liêng vô cùng của chú bé Hồng với mẹ.
Chú bé Hồng có hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã phải sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người xung quanh. Cha mất sớm, mẹ cậu vì thế bỏ đi tha hương cầu thực. Họ hàng đều quay lưng lại với cậu bé khốn khổ ấy. Những thiếu thốn về tình cảm, tinh thần khiến cậu bé Hồng không có một tuổi thơ ý nghĩa và trọn vẹn như những bè bạn cùng trang lứa. Điều đau đớn hơn khi cậu phải lắng nghe những lời bàn tán không hay về mẹ của mình.
Trong tâm hồn của một cậu bé, hình ảnh mẹ luôn là một hình ảnh vô cùng đẹp, với tất cả những hình dung đẹp đẽ nhất dành cho người mẹ của mình, cậu bé Hồng luôn tin mẹ mình là một người mẹ tốt, một người mẹ luôn yêu thương cậu. Cậu không muốn ai nghĩ xấu về mẹ của mình “…đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Chính vì thế, bé Hồng quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng trước những lời lẽ cay nghiệt của bà cô.
Sự độc ác, cay nghiệt của bà cô còn thể hiện rõ khi rắp tâm lừa gạt đứa cháu bé bỏng về việc vào thăm mẹ. Hồng cứ ngỡ những lời người cô nói là thật, Hồng mơ ước mong muốn được gặp mẹ biết bao nhiêu, nhưng đắng cay thay, đằng sau lời nói ấy là sự lừa dối tráo trở nhằm làm trò mua vui cho bà cô. Trong thâm tâm Hồng luôn giữ hình bóng mẹ, một người mẹ hiền từ, nhân hậu và luôn có một niềm tin mãnh liệt vào mẹ. Cậu tin rằng chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mà mẹ cậu mới phải bỏ đi. Còn nhỏ nhưng cậu hiểu rằng chính những hủ tục thời phong kiến đã khiến mẹ cậu phải chịu cảnh tha hương. Tình cảm ấy cứ ngày một lớn dần, lớn dần lên.
Cậu vẫn ao ước và luôn hi vọng, tin tưởng vào một ngày sẽ được gặp lại mẹ của mình. Điều này được thể hiện rõ khi thấy bóng dáng một người rất giống với mẹ cậu, cậu liền chạy đuổi theo và gọi to: “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ…ơi!”. Tiếng gọi trong thổn thức, tiếng gọi với sự chất chứa, đong đầy tình yêu thương được dồn nén từ bấy lâu nay. Tất cả sự giải tỏa trong em đã được thực hiện, em sà vào lòng mẹ khi gặp lại.
Đôi bàn tay mẹ xoa đầu em dịu hiền. Cậu bé Hồng òa khóc nức nở. Tất cả những tủi hờn, những thiếu thốn, những lời cay nghiệt của bà cô, của họ hàng với cậu giờ đây không còn nghĩa lí gì nữa. Cậu bé đã được thực hiện ước mơ từ lâu của mình, được ở trong lòng mẹ. Đó không chỉ là mong muốn của riêng Hồng mà chắc chắn còn là mong muốn chung của rất rất nhiều những trẻ nhỏ khác khi không may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.
Tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ quả thật vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Chính điều này đã làm nên giá trị nhân đạo vô cùng lớn lao của tác phẩm. Qua câu chuyện, chúng ta càng cảm nhận chân thực hơn về tình cảm mẫu tử, đặc biệt là tình cảm của những đứa con thơ dành cho mẹ.
Đối với mỗi người con, mẹ luôn là điều tuyệt vời nhất. Trong tâm trí của những đứa trẻ ấy, mẹ hiện lên như một vì sao sáng trên bầu trời. Đó cũng chính là lời khẳng định về tình mẫu tử không bao giờ có thể dập tắt trong lòng mỗi con người. Nguyên Hồng đã rất thành công khi truyền tải được thông điệp đầy ý nghĩa về tình mẫu tử đến với mọi người.
@Huỳn
Mình tự làm, bạn tham khảo ạ!
Lão Hạc:
Qua bài Lão Hạc của nhà thơ Nam Cao cho ta thấy được Lão Hạc là một người dân nghèo nhưng tốt bụng, có lòng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con. Nhưng một người như lão lại phải chịu một cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó. Sau khi bán chó Lão gửi lại tiền và vườn cho ông Giáo nhờ ông Giáo trông vườn giùm và tiền thì để lo ma chay cho Lão nếu lỡ có chuyện gì xảy ra. Mấy ngày sau chỉ thấy lão suốt ngày ăn khoai, hết khoai rồi thì chế được gì Lão ăn cái đó. Tuy khó khăn là vậy nhưng lão lại không nhận sự giúp đỡ từ ông Giáo, có thể thấy Lão còn là một người giàu lòng tự trọng. Vài ngày sau đó Lão chết, lão đã tự tử nhưng lại dùng một cái chết dằn vặt và đau đớn suốt hai giờ liền. Phải chăng lão chọn cách đó để tự dằn vặt bản thân mình đã lừa cậu Vàng và cũng là để lên án xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Chị Dậu:
Tác phẩm Tắt Đèn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố kể về những kiếp người khốn khổ, tăm tối nhất của xã hội mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội. Khi anh Dậu bị mấy tên cai lệ định sấn đến bắt trói thì chị đã vùng dậy đáp trả chúng một cách mãnh liệt. Hành động quật cường dám chống lại của chị Dậu thể hiện sự bế tắc, cùng quẫn đến đường cùng của tất thảy những người nông dân nghèo trong xã hội bấy giờ. Chị chống lại cũng là để tự vệ, bảo vệ cho cuộc sống, tính mạng của chồng và cả những đứa con của chị, chính bọn quan tham, lí trưởng trong chế độ đó đã ép chị Dậu không thể nhịn nhục được thêm nữa.
Chú bé Hồng:
Chú bé Hồng là một chú bé rất đáng thương, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cậu sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ cậu phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, cậu sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng cậu không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Rồi sau bao ngày xa cách, cậu đã được gặp mẹ, sà vào lòng mẹ, cậu cảm nhận đc hơi thở và sự ấm áp của mẹ dành cho cậu, cậu òa khóc trong niềm hạnh phúc tột cùng.
5 sao + ctlhn, tks!
Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử lại có ý nghĩa thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết. Nói đến tình mẹ, con người ta thường nhắc đến một thứ tình cảm rất đỗi dung dị mà lớn lao vô cùng. Mẹ, là nguồn sống soi sáng cho con đêm tối. Xuất phát từ điều này, đã có rất nhiều tác giả có những tác phẩm vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử. Một trong số đó là Nguyên Hồng với tác phẩm “Trong lòng mẹ”, đọc đoạn trích ấy, người đọc không thể không xót xa, xúc động trước tình cảm cao cả, thiêng liêng vô cùng của chú bé Hồng với mẹ.
Chú bé Hồng có hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã phải sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người xung quanh. Cha mất sớm, mẹ cậu vì thế bỏ đi tha hương cầu thực. Họ hàng đều quay lưng lại với cậu bé khốn khổ ấy. Những thiếu thốn về tình cảm, tinh thần khiến cậu bé Hồng không có một tuổi thơ ý nghĩa và trọn vẹn như những bè bạn cùng trang lứa. Điều đau đớn hơn khi cậu phải lắng nghe những lời bàn tán không hay về mẹ của mình.
Trong tâm hồn của một cậu bé, hình ảnh mẹ luôn là một hình ảnh vô cùng đẹp, với tất cả những hình dung đẹp đẽ nhất dành cho người mẹ của mình, cậu bé Hồng luôn tin mẹ mình là một người mẹ tốt, một người mẹ luôn yêu thương cậu. Cậu không muốn ai nghĩ xấu về mẹ của mình “…đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Chính vì thế, bé Hồng quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng trước những lời lẽ cay nghiệt của bà cô.
Sự độc ác, cay nghiệt của bà cô còn thể hiện rõ khi rắp tâm lừa gạt đứa cháu bé bỏng về việc vào thăm mẹ. Hồng cứ ngỡ những lời người cô nói là thật, Hồng mơ ước mong muốn được gặp mẹ biết bao nhiêu, nhưng đắng cay thay, đằng sau lời nói ấy là sự lừa dối tráo trở nhằm làm trò mua vui cho bà cô. Trong thâm tâm Hồng luôn giữ hình bóng mẹ, một người mẹ hiền từ, nhân hậu và luôn có một niềm tin mãnh liệt vào mẹ. Cậu tin rằng chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mà mẹ cậu mới phải bỏ đi. Còn nhỏ nhưng cậu hiểu rằng chính những hủ tục thời phong kiến đã khiến mẹ cậu phải chịu cảnh tha hương. Tình cảm ấy cứ ngày một lớn dần, lớn dần lên.
Cậu vẫn ao ước và luôn hi vọng, tin tưởng vào một ngày sẽ được gặp lại mẹ của mình. Điều này được thể hiện rõ khi thấy bóng dáng một người rất giống với mẹ cậu, cậu liền chạy đuổi theo và gọi to: “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ…ơi!”. Tiếng gọi trong thổn thức, tiếng gọi với sự chất chứa, đong đầy tình yêu thương được dồn nén từ bấy lâu nay. Tất cả sự giải tỏa trong em đã được thực hiện, em sà vào lòng mẹ khi gặp lại.
Đôi bàn tay mẹ xoa đầu em dịu hiền. Cậu bé Hồng òa khóc nức nở. Tất cả những tủi hờn, những thiếu thốn, những lời cay nghiệt của bà cô, của họ hàng với cậu giờ đây không còn nghĩa lí gì nữa. Cậu bé đã được thực hiện ước mơ từ lâu của mình, được ở trong lòng mẹ. Đó không chỉ là mong muốn của riêng Hồng mà chắc chắn còn là mong muốn chung của rất rất nhiều những trẻ nhỏ khác khi không may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.
Tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ quả thật vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Chính điều này đã làm nên giá trị nhân đạo vô cùng lớn lao của tác phẩm. Qua câu chuyện, chúng ta càng cảm nhận chân thực hơn về tình cảm mẫu tử, đặc biệt là tình cảm của những đứa con thơ dành cho mẹ.
Đối với mỗi người con, mẹ luôn là điều tuyệt vời nhất. Trong tâm trí của những đứa trẻ ấy, mẹ hiện lên như một vì sao sáng trên bầu trời. Đó cũng chính là lời khẳng định về tình mẫu tử không bao giờ có thể dập tắt trong lòng mỗi con người. Nguyên Hồng đã rất thành công khi truyền tải được thông điệp đầy ý nghĩa về tình mẫu tử đến với mọi người.