Cảm nhận của em về tâm hồn và tính cách của Hồ Xuân Hương qua chùm thơ Tự tình
0 bình luận về “Cảm nhận của em về tâm hồn và tính cách của Hồ Xuân Hương qua chùm thơ Tự tình”
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. Bà là “Chúa thơ Nôm” là con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp quê ở Hải Dương”. Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”.
“Tự tình” là bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được quân tử yêu thương.
Mở đầu bài thơ là không khí đêm khuya thanh vắng:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Không gian được mở ra giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh. Không gian cô quạnh, không có bóng người, gợi cho người ta cảm thấy ớn lạnh. Nhà thơ nhận thấy sự cô đơn đang bủa vây lấy con người mình, thấy mình cô độc giữa cuộc đời, cảm giác mình nhỏ bé đến lạ giữa đêm tối lại càng gợi sự cô quạnh và trống vắng, không tìm thấy ánh sáng. Nghe những câu thơ mà thấm thía, tội cho một người phụ nữ lẻ bóng mong được tình yêu đích thực.
Tâm trạng bi đát, mượn rượu giải sầu:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Nhà thơ nói lên tâm trạng và nỗi lòng của mình. Rất buồn, ngồi uống uống chén rượu để quên đi hiện tại, để quên đi sự cô đơn bủa vây nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn. Mượn rượu giải sầu, ai ngờ càng sầu hơn, lại càng gò bó mình hơn trong không gian cô quạnh. Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ, “Khuyết chưa tròn”: Chưa tuyệt vọng vẫn còn ấp ủ niềm hi vọng. Không biết đến khi nào vầng trăng ấy mới tròn và nhà thơ mới được cảm nhận hạnh phúc của bản thân.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Nhà thơ không say, nhìn cảnh vật ở những nơi khác nhau, mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất là ước lệ. Nhìn từ gần sát mình đến xa tít tắp tận chân trời. “Rêu” là loài mỏng manh nhỏ bé, nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, dù ở điều kiện nào nó vẫn phát triển rất là tốt. Cái nhìn khoẻ khoắn, có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí. Nhà thơ cảm thấy ngán ngẩm cho những quy luật của tạo hóa, xuân đi qua, rồi xuân lại đến. Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn. Mảnh tình của mình qua bao ngày ngóng đợi, thì lại phải san sẻ, không được trọn vẹn. Một nỗi buồn chán và thất vọng lại bao phủ. Ý cũng muốn nói đến những người thê thiếp đâu được hưởng niềm hạnh phúc mong ước, mà phải san sẻ cho bao nhiêu người. Thê thiếp thì đâu có tiếng nói, đâu có quyền sắp đặt mọi chuyện.
Đây là một bài thơ vô cùng hay và ý nghĩa. Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành. Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có một người phụ nữ dám nói lên điều ấy.
Bài làm thứ 2
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Văn học trung đại Việt Nam .Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát khao sống mãnh liệt. Tự tình (bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH. Tác phẩ còn cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. “Tự tình” bà vi “Tiếng gà vãng vẳng gáy trên bom – Oán hận trông ra khắp mọi chòm”. Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn gang phiền muộn. Âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn”. “Hồng nhan” là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. “Trơ” nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. “Nước non”: chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội.
Câu thơ: “Trơ cái hồng nhan với nước non” nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ “cái” gắn liền với chữ “hồng nhan” làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi. Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ. Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, có phẩm hạnh một “tấm lòng son” trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan. Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:
Nghệ thuật đối rất thần tình: “Chén rượu” với “vầng trăng”, trên thì “hương đưa”, dưới lại có “bóng xế”, đặc biệt ba chữ “say lại tỉnh” vời “khuyết chưa tròn” đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn. Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái. Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một “bóng xể”. Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới “tròn”? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tám tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liển với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.
Hai câu trong phần luận, tác giả lấy cảnh để ngụ tình. Đây là hai câu thơ tả cảnh “lạ lùng” được viết ra giữa đêm khuya trong một tâm trạng chán ngán, buồn tủi:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
Ý thơ cấu trúc tương phản để làm nổi bật cái dữ dội, cái quyết liệt của sự phản kháng. Từng đám rêu mềm yếu thế mà cũng “xiên ngang mặt đất” được! Chỉ có rải rác “đá mấy hòn” mà cũng có thể “đâm toạc chân mây” thì thật kì lạ! Hai câu thơ, trước hết cho ta thấy thiên nhiên tiềm ẩn một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ mang màu sắc, đường nét, hình khối mà còn có gương mạt, có thái độ, có hành động, cũng “xiên ngang…”, cũng “đâm toạc”… mọi trở ngại, thế lực. Xuân Hương vốn tự tin và yêu đời. Con người ấy đang trải qua nhiều bi kịch vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cái thiên nhiên dào dạt, bốn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà trong bài “Tự tình”, nữ sĩ đã buồn tủi viết:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”.
Cả nỗi đau trần thế như dồn tụ lại đáy lòng một người đàn bà cô đơn. Khao khát được sống trong hạnh phúc, được làm vợ, làm mẹ như mọi người đàn bà khác. Nhưng “hồng nhan bạc mệnh”! Đêm càng về khuya, người đàn bà không thể nào chợp mắt được, trằn trọc, buồn tủi, thân đơn chiếc, thiếu thốn yêu thương, xuân đi rồi xuân trở về, mà tình yêu chỉ được “san sẻ tí con con”, phải cam chịu cảnh ngộ:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Xuân đi qua, xuân trở lại, nhưng với người phụ nữ thì “mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi”… Chữ “ngán” nói lên nỗi đau, nỗi buồn tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, đang trải qua sự mòn mỏi, đợi chờ. Tình duyên, tình yêu như bị tan vỡ, tan nát thành nhiều “mảnh”, thế mà chua chát thay chỉ được “san sẻ tí con con”. Câu thơ là tiếng than thân trách phận. Phải chăng đây là lần thứ hai Hồ Xuân Hương chịu cảnh làm lẽ? Tinh đã vỡ ra thành “mảnh” lại còn bị “san sẻ”, đã “tí” lại “con con”. Mỗi chữ như rưng rưng những giọt khóc. Câu thơ này, tâm trạng này được nữ sĩ nói rõ thêm trọng bài “Lấy chồng chung”:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, Năm thì mười hoạ hay chăng chớ, Môt tháng đôi lẩn có cũng không!”.
Tóm lại, “Tự tình” là lời tự than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của mình. Càng thao thức cô đơn, càng buồn tủi. Càng buồn tủi, càng khao khát được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Thực tại nặng nề, cay đắng bủa vây, khiến cái hồng nhan phơi ra, “trơ” ra với nước non, với cuộc đời. Người đọc vô cùng cảm thông với nỗi lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc của nữ sĩ và người phụ nữ trong xã hội cũ. Giá trị nhân bản là nội dung sâu sắc nhất của chùm thơ lự tình” của Hồ Xuân Hương.
Cách dùng từ rất đặc sắc, độc đáo thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương: “trơ cái hồng nhan”, “say lại tỉnh”, “khuyết chưa tròn”, “xiên ngang”, “đâm toạc”, “ngán nỗi”, “lại lại”, “tí con con”, … Chữ dùng sắc nhọn, cảnh ngụ tinh, diễn tả mọi đau khổ bi kịch về duyên số. Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là “Bà chúa thơ Nôm” của nền thi ca dân tộc.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. Bà là “Chúa thơ Nôm” là con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp quê ở Hải Dương”. Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”.
“Tự tình” là bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được quân tử yêu thương.
Mở đầu bài thơ là không khí đêm khuya thanh vắng:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Không gian được mở ra giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh. Không gian cô quạnh, không có bóng người, gợi cho người ta cảm thấy ớn lạnh. Nhà thơ nhận thấy sự cô đơn đang bủa vây lấy con người mình, thấy mình cô độc giữa cuộc đời, cảm giác mình nhỏ bé đến lạ giữa đêm tối lại càng gợi sự cô quạnh và trống vắng, không tìm thấy ánh sáng. Nghe những câu thơ mà thấm thía, tội cho một người phụ nữ lẻ bóng mong được tình yêu đích thực.
Tâm trạng bi đát, mượn rượu giải sầu:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Nhà thơ nói lên tâm trạng và nỗi lòng của mình. Rất buồn, ngồi uống uống chén rượu để quên đi hiện tại, để quên đi sự cô đơn bủa vây nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn. Mượn rượu giải sầu, ai ngờ càng sầu hơn, lại càng gò bó mình hơn trong không gian cô quạnh. Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ, “Khuyết chưa tròn”: Chưa tuyệt vọng vẫn còn ấp ủ niềm hi vọng. Không biết đến khi nào vầng trăng ấy mới tròn và nhà thơ mới được cảm nhận hạnh phúc của bản thân.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Nhà thơ không say, nhìn cảnh vật ở những nơi khác nhau, mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất là ước lệ. Nhìn từ gần sát mình đến xa tít tắp tận chân trời. “Rêu” là loài mỏng manh nhỏ bé, nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, dù ở điều kiện nào nó vẫn phát triển rất là tốt. Cái nhìn khoẻ khoắn, có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí. Nhà thơ cảm thấy ngán ngẩm cho những quy luật của tạo hóa, xuân đi qua, rồi xuân lại đến. Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn. Mảnh tình của mình qua bao ngày ngóng đợi, thì lại phải san sẻ, không được trọn vẹn. Một nỗi buồn chán và thất vọng lại bao phủ. Ý cũng muốn nói đến những người thê thiếp đâu được hưởng niềm hạnh phúc mong ước, mà phải san sẻ cho bao nhiêu người. Thê thiếp thì đâu có tiếng nói, đâu có quyền sắp đặt mọi chuyện.
Đây là một bài thơ vô cùng hay và ý nghĩa. Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành. Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có một người phụ nữ dám nói lên điều ấy.
Bài làm thứ 2
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Văn học trung đại Việt Nam .Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát khao sống mãnh liệt. Tự tình (bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH. Tác phẩ còn cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. “Tự tình” bà vi “Tiếng gà vãng vẳng gáy trên bom – Oán hận trông ra khắp mọi chòm”. Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn gang phiền muộn. Âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn”. “Hồng nhan” là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. “Trơ” nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. “Nước non”: chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội.
Câu thơ: “Trơ cái hồng nhan với nước non” nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ “cái” gắn liền với chữ “hồng nhan” làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi. Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ. Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, có phẩm hạnh một “tấm lòng son” trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan.
Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lợi tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Nghệ thuật đối rất thần tình: “Chén rượu” với “vầng trăng”, trên thì “hương đưa”, dưới lại có “bóng xế”, đặc biệt ba chữ “say lại tỉnh” vời “khuyết chưa tròn” đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn. Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái. Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một “bóng xể”. Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới “tròn”? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tám tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liển với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.
Hai câu trong phần luận, tác giả lấy cảnh để ngụ tình. Đây là hai câu thơ tả cảnh “lạ lùng” được viết ra giữa đêm khuya trong một tâm trạng chán ngán, buồn tủi:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
Ý thơ cấu trúc tương phản để làm nổi bật cái dữ dội, cái quyết liệt của sự phản kháng. Từng đám rêu mềm yếu thế mà cũng “xiên ngang mặt đất” được! Chỉ có rải rác “đá mấy hòn” mà cũng có thể “đâm toạc chân mây” thì thật kì lạ! Hai câu thơ, trước hết cho ta thấy thiên nhiên tiềm ẩn một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ mang màu sắc, đường nét, hình khối mà còn có gương mạt, có thái độ, có hành động, cũng “xiên ngang…”, cũng “đâm toạc”… mọi trở ngại, thế lực. Xuân Hương vốn tự tin và yêu đời. Con người ấy đang trải qua nhiều bi kịch vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cái thiên nhiên dào dạt, bốn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà trong bài “Tự tình”, nữ sĩ đã buồn tủi viết:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”.
Cả nỗi đau trần thế như dồn tụ lại đáy lòng một người đàn bà cô đơn. Khao khát được sống trong hạnh phúc, được làm vợ, làm mẹ như mọi người đàn bà khác. Nhưng “hồng nhan bạc mệnh”! Đêm càng về khuya, người đàn bà không thể nào chợp mắt được, trằn trọc, buồn tủi, thân đơn chiếc, thiếu thốn yêu thương, xuân đi rồi xuân trở về, mà tình yêu chỉ được “san sẻ tí con con”, phải cam chịu cảnh ngộ:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Xuân đi qua, xuân trở lại, nhưng với người phụ nữ thì “mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi”… Chữ “ngán” nói lên nỗi đau, nỗi buồn tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, đang trải qua sự mòn mỏi, đợi chờ. Tình duyên, tình yêu như bị tan vỡ, tan nát thành nhiều “mảnh”, thế mà chua chát thay chỉ được “san sẻ tí con con”. Câu thơ là tiếng than thân trách phận. Phải chăng đây là lần thứ hai Hồ Xuân Hương chịu cảnh làm lẽ? Tinh đã vỡ ra thành “mảnh” lại còn bị “san sẻ”, đã “tí” lại “con con”. Mỗi chữ như rưng rưng những giọt khóc. Câu thơ này, tâm trạng này được nữ sĩ nói rõ thêm trọng bài “Lấy chồng chung”:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,
Môt tháng đôi lẩn có cũng không!”.
Tóm lại, “Tự tình” là lời tự than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của mình. Càng thao thức cô đơn, càng buồn tủi. Càng buồn tủi, càng khao khát được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Thực tại nặng nề, cay đắng bủa vây, khiến cái hồng nhan phơi ra, “trơ” ra với nước non, với cuộc đời. Người đọc vô cùng cảm thông với nỗi lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc của nữ sĩ và người phụ nữ trong xã hội cũ. Giá trị nhân bản là nội dung sâu sắc nhất của chùm thơ lự tình” của Hồ Xuân Hương.
Cách dùng từ rất đặc sắc, độc đáo thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương: “trơ cái hồng nhan”, “say lại tỉnh”, “khuyết chưa tròn”, “xiên ngang”, “đâm toạc”, “ngán nỗi”, “lại lại”, “tí con con”, … Chữ dùng sắc nhọn, cảnh ngụ tinh, diễn tả mọi đau khổ bi kịch về duyên số. Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là “Bà chúa thơ Nôm” của nền thi ca dân tộc.
Chúc bank học tốt
Có 2 bài bạn muốn viết bài nào cũng đc nha