Cảm nhận của về nhân vật Anh Thanh Niên (lặng lẽ sapa Nguyễn Thành Long) để thấy được của con người lao đông và ý nghĩ của những công việc thầm lặng.g

Cảm nhận của về nhân vật Anh Thanh Niên (lặng lẽ sapa Nguyễn Thành Long) để thấy được của con người lao đông và ý nghĩ của những công việc thầm lặng.giúp mình mình với ạ!chỉ rõ yếu tố ở câu để thấy…thầm lặng nữa nha !
Không coppy từ trên mạng nha mb!

0 bình luận về “Cảm nhận của về nhân vật Anh Thanh Niên (lặng lẽ sapa Nguyễn Thành Long) để thấy được của con người lao đông và ý nghĩ của những công việc thầm lặng.g”

  1. Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bởi sự nhẹ nhàng, kín đáo và thấm đẫm chất thơ. “Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩm tiêu biểu của ông.Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long. Anh thanh niên là nhân vật chính nhưng không xuất hiện từ đầu tác phẩm mà chỉ hiện ra qua cuộc trò chuyện ba mươi phút với các nhân vật khác. Sau đó anh lại khuất lấp vào trong mây mù lặng lẽ của Sa Pa.

    Vẻ đẹp nổi bật ở nhân vật anh thanh niên là lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Hoàn cảnh sống và công việc khó khăn vậy mà anh đã gắn bó được bốn năm và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh kể về công việc, cuộc sống của mình một cách vắn tắt nhưng khá đầy đủ bằng một giọng văn say sưa, chân thành. Anh coi công việc là bạn, là niềm vui sống: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”, “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.” Vì vậy, sống một mình nhưng anh không bao giờ thấy nhàn rỗi hay cô đơn dù rất thèm người, thèm nghe chuyện.

    Tuy nhiên, anh thanh niên đã vượt qua được hoàn cảnh ấy bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị và sâu sắc. Trước hết đó là sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc nhưng anh đặc biệt nhấn mạnh vào niềm hạnh phúc khi làm việc. Đó là khi anh kể lại một lần phát hiện ra đám mây khô và giúp quân ta bắn phá máy bay của địch ở cầu Hàm Rồng. Anh hạnh phúc khi góp công sức vào chiến thắng của dân tộc. Anh đã có những suy nghĩ rất đúng đắn, giản dị mà sâu sắc về công việc và cuộc sống. Người đọc rất xúc động khi nghe lời tâm sự của anh: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Những suy nghĩ đó của anh thanh niên cho ta thấy anh yêu nghề bằng tất cả niềm say mê vào máu thịt. Anh đã tìm được lẽ sống, niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc. Không chỉ vậy, anh thanh niên còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình. Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm bạn tâm tình.

    Những âm vang của suy nghĩ về cái nhìn cuộc đời, ý nghĩa cuộc sống đã khơi gợi nên biết bao ý nghĩa trong sáng. Mỗi lời nói, suy nghĩ của anh thanh niên đã hướng con người, tìm cho mình một vẻ đẹp riêng cuộc sống để hoàn thiện nhân cách bản thân.

    Bình luận
  2. Nguyễn Thành Long thuộc thế hệ nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông thường viết về truyện ngắn và kí, với những tác phẩm độc đáo và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác phẩm” Lặng Lẽ Sa Pa” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tác phẩm được ra đời vào mùa hè năm 1970 sau chuyến đi thực tế lên Lào Cai, tác phẩm được rút ra trong tập “Giữa trong xanh”năm 1972. Tác phẩm của ông đã xây dựng thành công hình tượng những người lao động bình dị với những vẻ đẹp phẩm chất và tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Đồng thời qua nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu được vệ sinh nghĩa nội dung tư tưởng của tác phẩm.

    Như chúng ta đã biết, một chàng trai thanh niên 27 tuổi đã và đang sống và làm việc trên đỉnh núi cao Yên Sơn, cao 2600m. Xung quanh vấn đề toàn cây cỏ và mây mù. Cuộc sống cô đơn nơi , ít người qua lại ,vắng vẻ đến mức “thèm người”. Công việc của anh là: “Đo nắng ,đo mưa ,đo chấn động mặt đất, …… dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày ngày ,phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc này của anh phải đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm ,đúng giờ “ốp” thì mưa tuyết  hay lạnh giá thế nào anh vẫn phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định. Đặc biệt là khi thời tiết khắc nghiệt lên cao, khi làm việc xong thì trở về không tài nào ngủ được nữa. Nhưng có lẽ cái gian khổ nhất với chàng trai trẻ này là sự cô đơn quanh năm suốt tháng không có một bóng người qua lại. Thế nhưng anh không hề chán nản hay lơ là với công việc của mình. Anh coi công việc chính là người bạn đồng hành với mình trong cuộc sống. Thậm chí anh hiểu được sự cống hiến của mình và nó là sợi dây gắn kết anh với mọi người xung quanh anh. Đối với anh hạnh phúc là khi được cống hiến, tận tụy với công việc. Khi biết Một lần tình cờ phát hiện ra một đám mây khô mà không quân ta đã hạ được bao nhiêu là phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng ,anh thấy mình thật *hạnh phúc*. Hạnh phúc đối với anh thật ý nghĩa biết bao khi anh  cảm thấy mình đã góp phần vào thắng lợi của đất nước trong kháng chiến chống Mỹ. Có lẽ chính những suy nghĩ và thái độ sống tích cực ấy khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình sẽ hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn.

    Sống giữa những tháng năm chống Mỹ ,anh luôn rất cao mong ước được cầm xuống ra mặt trận Anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính.Ta thấy anh ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt qua bao thử thách gian khổ đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ. Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không thấy chán nản, không cảm thấy sợ mà đặc biệt yêu ngày say mê với công việc của mình. Anh tâm niệm:” khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”. Sống giữa một nơi thiên nhiên phong phú heo hút bóng người nhưng anh không sống buông thả biết tổ chức cho mình một cuộc sống có khoa học, văn hóa. Căn phòng ,nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. Vì nơi đây ,bốn bề chở toàn lài một màu xanh của cây cối ,nên anh trồng hoa Tô điểm cho cuộc sống của mình thêm sức sống. Anh còn nuôi gà tăng gia sản xuất,  phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Thỉnh thoảng anh xuống núi tiếp gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi đi nỗi nhớ nhà. Như vậy dù có bị sự cô đơn vắng vẻ bám lấy anh như ganh luôn có tinh thần lạc quan yêu đời và cuộc sống khoa học. Từ cuộc gặp gỡ với mọi người hành khách của bác lái xe anh trò chuyện rất cởi mở và đón tiếp chu đáo. Vì thời gian rất ngắn anh phải tiễn mọi người lên đường , biết vợ  bác lái xe bị ốm , anh biếu cho bác của tam thất. Hái và tặng cho cô kỹ sư một bó hoa xinh xắn để làm quà và tặng cho ông họa sĩ một giỏ trứng gà. Từ cách giao tiếp văn minh, hiếu khách chân thành đã giúp anh thanh niên xóa bỏ một khoảng cách trong giữa họ ,một mối tâm giao đầy tâm tình ,cảm động. Khi ông phải chỉ muốn nhận anh làm đề tài phác họa, anh từ chối và muốn nhường vị trí này cho người khác vì thấy mình không xứng đáng.Nét đáng quý nhất của anh thanh niên là đức tính khiêm tốn giản dị. Cuộc sống riêng của anh thu gọn trong thanh trái căn nhà với một chiếc giường con, bàn học và chiếc giá sách. Những đóng góp của anh tuy thầm lặng nhưng rất lớn. Vậy mà anh luôn có những đóng góp của mình là nhỏ bé, không có gì là đáng kể.

    Qua hình ảnh anh thanh niên, ta thấy anh có một vẻ đẹp tâm hồn của một tri thức mới, gắn bó với nghề nghiệp ,thiết tha yêu cuộc sống, yêu đất nước. Anh là tấm gương hy sinh quên mình vì lý tưởng phục vụ đất nước. Cũng vì thế ,chỉ với một cuộc gặp gỡ chưa đầy nửa giờ mà anh đã hoàn toàn chinh phục được người đối diện. Chẳng những thế anh còn tác động sâu sắc đến mọi người.

    Với một ngợi ca  chân thành ,nhà văn Nguyễn Thành Long đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về sự cống hiến thầm lặng của con người trong những năm 70 của thế kỷ trước. Người thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa là biểu tượng của con người và những thanh niên thời ấy vượt qua khó khăn, vẫn miệt mài,say mê với công việc, sống chân thành ,khiêm tốn và đóng góp sức trẻ nhiệt huyết cho sự phát triển của đất nước.

    Nhớ đánh giá giúp mình với ak

    Bình luận

Viết một bình luận