Cảm nhận hình ảnh người phụ nữ trong bài tự tình(bài 2)_của Hồ Xuân Hương
Giúp em vs ạ mai em thi rồi
0 bình luận về “Cảm nhận hình ảnh người phụ nữ trong bài tự tình(bài 2)_của Hồ Xuân Hương
Giúp em vs ạ mai em thi rồi”
Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của bà và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến bàiTự tình II.
Trước hết thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được trọn vẹn:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Trong đêm khuya tĩnh mịch, các sự vật đều trở về trạng thái lặng thì tiếng trống “vắng vẳng” nghe càng trở nên da diết, dồn dập hơn, nó như thúc giục người phụ nữ về sự chảy trôi của thời gian, của thanh xuân. Câu thơ thứ hai diễn tả nỗi niềm trơ trọi, cô đơn của những người phụ nữ trong không gian quạnh hiu đó. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu càng nhấn mạnh hơn nữa vào thân phận bất hạnh của họ. Từ “hồng nhan” vốn được hiểu là người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương dùng từ “hồng nhan” với ý nghĩa hồng nhan bạc mệnh, diễn tả nỗi niềm chua xót trước thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong nỗi đau của kẻ hồng nhan bạc mệnh, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để quên, đến trăng để bầu bạn nhưng chén rượu uống vào muốn say mà lại càng tỉnh, ngắm trăng lại càng nhận rõ thân phận bất hạnh của bản thân. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết, cũng như con người thanh xuân sắp qua mà tình duyên vẫn còn lận đận, lỡ dở.
Không chỉ vậy, người phụ nữ còn ý thức về hạnh phúc và nỗi đau thân phận, ý thức về hạnh phúc ngày càng rời xa, nhân vật trữ tình có những phản ứng hết sức quyết liệt:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Hai câu thơ thể hiện một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn bằng những hình ảnh thơ hết sức độc đáo: rêu, đá. Rêu vốn là loài cây mềm mại, nhỏ bé nhưng dưới con mắt của tác giả những đám rêu tưởng nhỏ bé, yếu đuối đó lại “xiên ngang mặt đất” mà trỗi dậy tìm sự sống; hòn đá tưởng chừng như chỉ đứng bất động trước sự chảy trôi của thời gian lại có thể “đâm toạc chân mây”. Nhưng không dừng lại ở đó hình ảnh những sự vật đó kết hợp với cụm từ “xiên ngang”, “đâm toạc” đã cho thấy sự bứt phá, không cam chịu số phận đau khổ, tủi hèn của nhân vật trữ tình. Người phụ nữ trong bài thơ không chấp nhận số phận mà bộc lộ niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc, mở ra khả năng đấu tranh để đạt được tình yêu hạnh phúc về cho chính mình.
Nhưng trước thực tại quá đỗi phũ phàng, dường như người phụ nữ cũng phải chấp nhận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”, câu thơ cất lên đầy ai oán chua xót. Trong một bài thơ khác Hồ Xuân Hương đã từng viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” để cho thấy rõ hơn số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tuổi xuân người con gái có được là bao nhiều, xuân “lại lại” đồng nghĩa với thanh xuân người con gái ngày một ngắn lại, vậy mà mảnh tình cũng phải san sẻ, chia năm sẻ bảy. Câu thơ với cách dùng từ độc đáo, cho thấy sự nhỏ dần, ít dần của tình duyên: mảnh tình – nhỏ bé, san sẻ – càng ít hơn và cuối cùng phần nhận được chỉ còn lại “tí con con”.
Bằng khả năng điều khiển ngôn ngữ tài tình, Hồ Xuân Hương đã cho người đọc phần nào thấy được thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu bị san sẻ, hạnh phúc không thể với đến. Nhưng đồng thời còn thấy được khát khao hạnh phúc mãnh liệt của họ. Qua những vần thơ đó Hồ Xuân Hương cũng lên án xã hội phong kiến đã kìm kẹp nhu cầu hạnh phúc chính đáng của con người.
Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của bà và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến bài Tự tình II.
Trước hết thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được trọn vẹn:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Trong đêm khuya tĩnh mịch, các sự vật đều trở về trạng thái lặng thì tiếng trống “vắng vẳng” nghe càng trở nên da diết, dồn dập hơn, nó như thúc giục người phụ nữ về sự chảy trôi của thời gian, của thanh xuân. Câu thơ thứ hai diễn tả nỗi niềm trơ trọi, cô đơn của những người phụ nữ trong không gian quạnh hiu đó. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu càng nhấn mạnh hơn nữa vào thân phận bất hạnh của họ. Từ “hồng nhan” vốn được hiểu là người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương dùng từ “hồng nhan” với ý nghĩa hồng nhan bạc mệnh, diễn tả nỗi niềm chua xót trước thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong nỗi đau của kẻ hồng nhan bạc mệnh, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để quên, đến trăng để bầu bạn nhưng chén rượu uống vào muốn say mà lại càng tỉnh, ngắm trăng lại càng nhận rõ thân phận bất hạnh của bản thân. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết, cũng như con người thanh xuân sắp qua mà tình duyên vẫn còn lận đận, lỡ dở.
Không chỉ vậy, người phụ nữ còn ý thức về hạnh phúc và nỗi đau thân phận, ý thức về hạnh phúc ngày càng rời xa, nhân vật trữ tình có những phản ứng hết sức quyết liệt:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Hai câu thơ thể hiện một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn bằng những hình ảnh thơ hết sức độc đáo: rêu, đá. Rêu vốn là loài cây mềm mại, nhỏ bé nhưng dưới con mắt của tác giả những đám rêu tưởng nhỏ bé, yếu đuối đó lại “xiên ngang mặt đất” mà trỗi dậy tìm sự sống; hòn đá tưởng chừng như chỉ đứng bất động trước sự chảy trôi của thời gian lại có thể “đâm toạc chân mây”. Nhưng không dừng lại ở đó hình ảnh những sự vật đó kết hợp với cụm từ “xiên ngang”, “đâm toạc” đã cho thấy sự bứt phá, không cam chịu số phận đau khổ, tủi hèn của nhân vật trữ tình. Người phụ nữ trong bài thơ không chấp nhận số phận mà bộc lộ niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc, mở ra khả năng đấu tranh để đạt được tình yêu hạnh phúc về cho chính mình.
Nhưng trước thực tại quá đỗi phũ phàng, dường như người phụ nữ cũng phải chấp nhận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”, câu thơ cất lên đầy ai oán chua xót. Trong một bài thơ khác Hồ Xuân Hương đã từng viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” để cho thấy rõ hơn số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tuổi xuân người con gái có được là bao nhiều, xuân “lại lại” đồng nghĩa với thanh xuân người con gái ngày một ngắn lại, vậy mà mảnh tình cũng phải san sẻ, chia năm sẻ bảy. Câu thơ với cách dùng từ độc đáo, cho thấy sự nhỏ dần, ít dần của tình duyên: mảnh tình – nhỏ bé, san sẻ – càng ít hơn và cuối cùng phần nhận được chỉ còn lại “tí con con”.
Bằng khả năng điều khiển ngôn ngữ tài tình, Hồ Xuân Hương đã cho người đọc phần nào thấy được thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu bị san sẻ, hạnh phúc không thể với đến. Nhưng đồng thời còn thấy được khát khao hạnh phúc mãnh liệt của họ. Qua những vần thơ đó Hồ Xuân Hương cũng lên án xã hội phong kiến đã kìm kẹp nhu cầu hạnh phúc chính đáng của con người.