Cảm nhận mối tình của mị châu và trọng thuỷ

Cảm nhận mối tình của mị châu và trọng thuỷ

0 bình luận về “Cảm nhận mối tình của mị châu và trọng thuỷ”

  1. An Dương và Mị Châu Trọng Thủy không chỉ là câu chuyện giữ nước của An Dương Vương mà còn được lồng ghép vào đó câu chuyện về mối tình đẹp nhưng đầy bi kịch của Mị Châu- Trọng Thủy. Việc lồng ghép những câu chuyện trong cùng một tác phẩm không chỉ mang đến sự hấp dẫn, li kì mà còn mang đến những bài học sâu sắc, có giá trị.

    Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy được bắt nguồn từ một hôn ước mang tính quốc gia giữa hai đất nước. Hôn ước của họ được thực hiện không chỉ đơn thuần là việc kết duyên trai gái thông thường mà còn mang ý nghĩa chính trị, bởi hôn ước ấy có thể làm hòa hảo mối quan hệ bang giao giữa hai đất nước. Mị Châu lấy Trọng Thủy theo lời cha, Trọng Thủy lại thực hiện hôn ước nhằm hiện thực hóa cho những mưu đồ thâm hiểm của Triệu Đà. Nghĩa là ngay từ ban đầu, quan hệ Trọng Thủy – Mị Châu đã được định sẵn là mối nghiệt duyên.

    Khi ở rể nước Việt, Trọng Thủy đã cố gắng lấy trọn lòng tin của Mị Châu, thực hiện theo những kế hoạch đã định trước của mình. Sau mọi cố gắng, cuối cùng Trọng Thủy cũng thành công trong việc lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của Mị Châu để đánh cắp Nỏ thần – báu vật quốc gia nước Việt để mang về cho cha. Tuy nhiên, việc nảy sinh tình cảm thương yêu với Mị Châu có lẽ là điều Trọng Thủy đã không thể lường trước. Trong truyện, tình cảm thương yêu này không được miêu tả một cách trực tiếp mà chỉ thể hiện qua những lời nói và hành động đầy hàm ý của Trọng Thủy.

    Trước khi về nước, lường trước được tình trạng phân li, Trọng Thủy đã đưa cho Mị Châu chiếc áo lông ngỗng và dặn dò khi có biến cố xảy ra chỉ cần rắc lông ngỗng dọc đường, Trọng Thủy sẽ tìm đến. Nếu Trọng Thủy thực sự vô tình mà coi Mị Châu như công cụ để thực hiện mưu đồ thì có lẽ không tính toán và nói những lời chân tình đến vậy. Cũng có ý kiến cho rằng việc Trọng Thủy đưa áo lông ngỗng cho Mị Châu hoàn toàn không phải yêu thương mà muốn qua đó tìm ra tung tích của An Dương Vương để “diệt cỏ tận gốc”.

    INTERESTING FOR YOUSử dụng thứ này ngày 2 lần đánh bay hôi nách ngay tại nhàRolex bán đồng hồ bản sao siêu rẻ nhân kỷ niệm 110 năm thành lậpKý sinh trùng gây hôi mệng sẽ chui ra hết sau 1 đêm. Xem mẹo ngay

    Có lẽ không cần phủ định triệt để nhận định ấy bởi hành động tự tử cuối cùng của Trọng Thủy đã chứng minh cho tình cảm chân thành, sự hối lối của một người chồng với vợ. Khi Mị Châu chết, Trọng Thủy đến đâu cũng thấy hình dáng của Mị Châu, để với tìm lấy hình dáng của nàng mà Trọng Thủy đã lao đầu xuống giếng mà chết. Tuy là cái chết bi kịch nhưng lại là đoạn kết phù hợp nhất cho một mối tình ngang trái. Mị Châu – Trọng Thủy sẽ hạnh phúc bên nhau nếu như họ không là công chúa – hoàng tử của hai nước đối địch, họ sẽ hạnh phúc nếu họ chỉ là những người bình thường mà không gánh trên vai những trách nhiệm to lớn.

    Trong toàn bộ bi kịch này Mị Châu là người đáng thương nhất bởi từ đầu đến cuối nàng không hề hay biết về âm mưu của chồng, nàng không thể ngờ rằng người chồng mình tin tưởng hết mực lại là người lừa dối, lợi dụng để nàng trở thành người con bất hiếu, kẻ phản đồ của cả dân tộc. Trong quan hệ với Trọng Thủy, nàng là người chân thành, thủy chung nhưng trong quan hệ gia đình, đất nước nàng lại là người đáng trách. Tuy chỉ là nạn nhân của một âm mưu thâm hiểm nhưng sự mù quáng, dại khờ của nàng không chỉ mang đến những đau khổ cho mình, nỗi  đau, sự thất vọng tột độ cho người cha là An Dương Vương mà còn đặt cả đất nước trước chảo lửa. Dùng sự dại khờ, cả tin để bênh vực cho nàng là điều không thể, bởi trước tư cách của một người con gái, một người vợ thì nàng là công chúa của một nước, việc tiết lộ bí mật quốc gia tuy vô tình nhưng lại là hành động khó có thể tha thứ.

    Cũng có lẽ vì vậy mà Mị Châu đã phải trả giá cho sự dại khờ của mình bằng cái chết đầy oan khuất. Mối tình oan khuất của Mị Châu – Trọng Thủy đầy bi kịch, chứa đựng cả những tội lỗi khó có thể xóa sạch nhưng đến cuối cùng nhân dân ta vẫn thể hiện sự cảm thông, trân trọng cho mối tình ấy qua hình ảnh ngọc trai- giếng nước: Mị Châu có thể chứng minh tấm lòng trong sạch qua giếng nước Trọng Thủy, tấm lòng chân thành của Trọng Thủy cũng chỉ có thể được minh chứng qua ngọc trai Mị Châu. Như vậy, họ chỉ có thể soi chiếu qua nhau để thấy được những uẩn khúc, chân tình, sự thật cuối cùng.

    Bình luận
  2. Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy được bắt nguồn từ một hôn ước mang tính quốc gia giữa hai đất nước. Hôn ước của họ được thực hiện không chỉ đơn thuần là việc kết duyên trai gái thông thường mà còn mang ý nghĩa chính trị, bởi hôn ước ấy có thể làm hòa hảo mối quan hệ bang giao giữa hai đất nước. Mị Châu lấy Trọng Thủy theo lời cha, Trọng Thủy lại thực hiện hôn ước nhằm hiện thực hóa cho những mưu đồ thâm hiểm của Triệu Đà. Nghĩa là ngay từ ban đầu, quan hệ Trọng Thủy – Mị Châu đã được định sẵn là mối nghiệt duyên.

    Khi ở rể nước Việt, Trọng Thủy đã cố gắng lấy trọn lòng tin của Mị Châu, thực hiện theo những kế hoạch đã định trước của mình. Sau mọi cố gắng, cuối cùng Trọng Thủy cũng thành công trong việc lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của Mị Châu để đánh cắp Nỏ thần – báu vật quốc gia nước Việt để mang về cho cha. Tuy nhiên, việc nảy sinh tình cảm thương yêu với Mị Châu có lẽ là điều Trọng Thủy đã không thể lường trước. Trong truyện, tình cảm thương yêu này không được miêu tả một cách trực tiếp mà chỉ thể hiện qua những lời nói và hành động đầy hàm ý của Trọng Thủy.

    Trước khi về nước, lường trước được tình trạng phân li, Trọng Thủy đã đưa cho Mị Châu chiếc áo lông ngỗng và dặn dò khi có biến cố xảy ra chỉ cần rắc lông ngỗng dọc đường, Trọng Thủy sẽ tìm đến. Nếu Trọng Thủy thực sự vô tình mà coi Mị Châu như công cụ để thực hiện mưu đồ thì có lẽ không tính toán và nói những lời chân tình đến vậy. Cũng có ý kiến cho rằng việc Trọng Thủy đưa áo lông ngỗng cho Mị Châu hoàn toàn không phải yêu thương mà muốn qua đó tìm ra tung tích của An Dương Vương để “diệt cỏ tận gốc”.Có lẽ không cần phủ định triệt để nhận định ấy bởi hành động tự tử cuối cùng của Trọng Thủy đã chứng minh cho tình cảm chân thành, sự hối lối của một người chồng với vợ. Khi Mị Châu chết, Trọng Thủy đến đâu cũng thấy hình dáng của Mị Châu, để với tìm lấy hình dáng của nàng mà Trọng Thủy đã lao đầu xuống giếng mà chết. Tuy là cái chết bi kịch nhưng lại là đoạn kết phù hợp nhất cho một mối tình ngang trái. Mị Châu – Trọng Thủy sẽ hạnh phúc bên nhau nếu như họ không là công chúa – hoàng tử của hai nước đối địch, họ sẽ hạnh phúc nếu họ chỉ là những người bình thường mà không gánh trên vai những trách nhiệm to lớn.

    Bình luận

Viết một bình luận