CẦN TÌM PHƯƠNG PHÁP VÀ VÍ DỤ LÀM BÀI DẠNG A GIAO B = RỖNG, A GIAO B KHÁC RỖNG

CẦN TÌM PHƯƠNG PHÁP VÀ VÍ DỤ LÀM BÀI DẠNG A GIAO B = RỖNG, A GIAO B KHÁC RỖNG

0 bình luận về “CẦN TÌM PHƯƠNG PHÁP VÀ VÍ DỤ LÀM BÀI DẠNG A GIAO B = RỖNG, A GIAO B KHÁC RỖNG”

  1. Cần tư duy để làm bài về tập hợp. 

    Trước hết, tập có dạng $(a;b)$ (có thể thay bằng ngoặc vuông) cần điều kiện $a<b$. 

    Để $A\cap B=\varnothing$, hai tập đó phải rời nhau (trên trục số không có điểm chung nào).

    VD: điều kiện m để $[m; m+2]\cap (3;+\infty)=\varnothing$?

    ĐK: $m+2\le 3\Leftrightarrow m\le 1$(lưu ý: lấy cả dấu = vì khi $m+2=3$ thì vẫn không có điểm chung vì $(3;+\infty)$ không chứa $3$)

    Để $A\cap B\ne \varnothing$ thì phải có điểm chung, tức là hai tập “xen vào nhau” 

    Trở lại ví dụ trên, để hai tập giao nhau khác rỗng thì điều kiện: $m+2>3\Leftrightarrow m>1$

    Bình luận
  2. Phương pháp:

    `B_1` Tìm điều kiện để các tập hợp đó tồn tại 

    `B_2` Vẽ và biểu diễn trên trục số theo tỉ lệ chuẩn

    `B_3`:

    Đối với dạng giao bằng rỗng thì cần để điểm sao cho tập `A` và tập `B` không giao nhau

    Đối với dạng giao khác rỗng thì cần tìm điều kiện để chúng giao nhau

    Ví dụ: 

    `A = (-1; 2)`

    `B = (m; 3)`

    `ĐK: m < 3`

    Để `A ∩ B = ∅`

    `<=> m > 2`

    Để `A ∩ B ne ∅`

    `<=> m < 2`

    Bình luận

Viết một bình luận