Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả khắc họa như thế nào trong khổ thơ cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá
0 bình luận về “Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả khắc họa như thế nào trong khổ thơ cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá”
Bốn câu thơ cuối bài đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người với mặt trời và mang đến cho bạn đọc bao xúc cảm. Nhà thơ Huy Cận khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài qua câu hát và vẻ đẹp giàu có của biển khơi. Hình ảnh “chạy đua” làm ta liên tưởng đến con thuyền với khí thế, sức mạnh vô cùng, vô tận. Con thuyền ấy là con thuyền của niềm tin và sức mạnh lớn lao. Bản anh hùng ca lao động được ngân vang tron bình minh mang theo bao cái đẹp, bao cái náo nức. Cấu trúc lặp như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương. Hìn hảnh mặt trời như soi sáng bức tranh bình minh, soi sáng con người trong niềm vui sướng hân hoan. Tiếng hát, tiếng ca vang lên với bao say mê rạo rực. Và đẹp vô cùng những “mắt cá huy hoàng”. Đó phải chăng là hàng nghìn tia nắng soi rọi biển khơi và làm bức tranh đoàn thuyền trở về đẹp hơn bao giờ hết. Nhà thơ đã dùng rất nhiều hình ảnh nhân hóa làm đẹp cảnh biển, làm đẹp con người. Sắc vàng tươi ấy là màu của niềm tin, màu của hi vọng vào cuộc sống mới tươi đẹp, rộn ràng.
Bốn câu thơ cuối đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người (đoàn thuyền) với mặt trời. Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân:
“Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.
Như vậy, câu hát đã theo suốt cuộc hành trình của người dân chài. Câu hát mở đầu lúc họ bắt đầu lên đường ra khơi, và khi trở về lại những câu hát ấy. Có lẽ câu hát lúc ra đi là câu hát lạc quan tin tưởng khi trở về con thuyền sẽ đầy ắp cá tươi, còn câu hát lúc trở về Ịà câu hát vui sướng trước thành quả lao động sau một đêm vất vả.
Không chỉ có hình ảnh câu hát được lặp lại ở khổ cuối, ta còn thấy hình ảnh mặt trời cũng xuất hiện. Nếu khổ đầu là mặt trời của hoàng hồn thì đây là mặt trời của bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một sự sống sinh sổi nảy nở,là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc mà người dân chài có được sau một chuyến hành trình rất vất vả và cực nhọc. Đặc biệt ở khổ thơ cuối có một hình ảnh rất hay, rất hoành tráng và lãng mạn:“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với hình ảnh mặt trời kì vĩ. Huy Cận đã lấy một sự vật bé nhỏ, bình dị để ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên: “mặt trời”. Hình ảnh nhân hoá, nói quá làm tăng thêm sức dồi dào, vẫn hăng say mạnh mẽ sau một đêm lao động vất vả của người dân chài. Nói như vậy là tác giả đã làm nổi bật tư thế của những con người lao động, bởi nói đoàn thuyền nhưng thực chất là nói đến người dân chài. Đoàn thuyền ở đây là một hoán dụ để chỉ người ngư dân. Họ trở về trong một tư thế lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Chính nhũng con người lao động ấy đã chiến thắng thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên.
Khi mặt trời ló rạng, một ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn thuyền về bến:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Ta lại bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác, không phải của thiên nhiên mà của muôn ngàn mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đông đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang của người lao động rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc sống của những con người lao động. Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng:“Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…
Bốn câu thơ cuối bài đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người với mặt trời và mang đến cho bạn đọc bao xúc cảm. Nhà thơ Huy Cận khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài qua câu hát và vẻ đẹp giàu có của biển khơi. Hình ảnh “chạy đua” làm ta liên tưởng đến con thuyền với khí thế, sức mạnh vô cùng, vô tận. Con thuyền ấy là con thuyền của niềm tin và sức mạnh lớn lao. Bản anh hùng ca lao động được ngân vang tron bình minh mang theo bao cái đẹp, bao cái náo nức. Cấu trúc lặp như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương. Hìn hảnh mặt trời như soi sáng bức tranh bình minh, soi sáng con người trong niềm vui sướng hân hoan. Tiếng hát, tiếng ca vang lên với bao say mê rạo rực. Và đẹp vô cùng những “mắt cá huy hoàng”. Đó phải chăng là hàng nghìn tia nắng soi rọi biển khơi và làm bức tranh đoàn thuyền trở về đẹp hơn bao giờ hết. Nhà thơ đã dùng rất nhiều hình ảnh nhân hóa làm đẹp cảnh biển, làm đẹp con người. Sắc vàng tươi ấy là màu của niềm tin, màu của hi vọng vào cuộc sống mới tươi đẹp, rộn ràng.
Bốn câu thơ cuối đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người (đoàn thuyền) với mặt trời. Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân:
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.
Như vậy, câu hát đã theo suốt cuộc hành trình của người dân chài. Câu hát mở đầu lúc họ bắt đầu lên đường ra khơi, và khi trở về lại những câu hát ấy. Có lẽ câu hát lúc ra đi là câu hát lạc quan tin tưởng khi trở về con thuyền sẽ đầy ắp cá tươi, còn câu hát lúc trở về Ịà câu hát vui sướng trước thành quả lao động sau một đêm vất vả.
Không chỉ có hình ảnh câu hát được lặp lại ở khổ cuối, ta còn thấy hình ảnh mặt trời cũng xuất hiện. Nếu khổ đầu là mặt trời của hoàng hồn thì đây là mặt trời của bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một sự sống sinh sổi nảy nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc mà người dân chài có được sau một chuyến hành trình rất vất vả và cực nhọc. Đặc biệt ở khổ thơ cuối có một hình ảnh rất hay, rất hoành tráng và lãng mạn: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với hình ảnh mặt trời kì vĩ. Huy Cận đã lấy một sự vật bé nhỏ, bình dị để ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên: “mặt trời”. Hình ảnh nhân hoá, nói quá làm tăng thêm sức dồi dào, vẫn hăng say mạnh mẽ sau một đêm lao động vất vả của người dân chài. Nói như vậy là tác giả đã làm nổi bật tư thế của những con người lao động, bởi nói đoàn thuyền nhưng thực chất là nói đến người dân chài. Đoàn thuyền ở đây là một hoán dụ để chỉ người ngư dân. Họ trở về trong một tư thế lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Chính nhũng con người lao động ấy đã chiến thắng thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên.
Khi mặt trời ló rạng, một ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn thuyền về bến:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Ta lại bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác, không phải của thiên nhiên mà của muôn ngàn mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đông đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang của người lao động rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc sống của những con người lao động. Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…