Câu 1: (2,0 điểm)
1. Cho câu thơ sau:
“Ta nghe hè dậy bên lòng”
a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?
2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?
Bài 1 ;
a.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng , hè ôi !
Ngột làm sao , chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
b. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm Khi Con Tu Hú . Tác giả Tố Hữu
Bài 2 :
Nhân nghĩa vốn là đạo đức của nho giáo , nói về cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau . Nhưng Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng nho giáo và phát triển tư tưởng đó từ hướng lấy lợi ích trong việc đề cao nhân dân , dân tộc làm mốc . Như vậy , cốt lõi nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu dân trừ bạo – có nghĩa là nhân nghĩa gắn liền với yêu nước , chống giặc ngoại xâm vì nhân dân và lấy dân làm mốc .
cho mk câu tlhn ạ
1.
a.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
b.
-Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm Khi con tu hú
-Tác giả là Tố Hữu
2.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. ở đây, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Ông coi nhân nghĩa là cốt cách và là mục tiêu của dân tộc:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Trừ bạo” là việc làm đánh đuổi giặc ngoài xâm, diệt trừ những tên gian tế bán nước hại dân. Đưa đất nước tới ngày giành lại được độc lập chủ quyền, nhân dân được sống ấm no hạnh phúc (diệt giặc Minh). Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Qua hai câu thơ tác giả đưa ra một tư tưởng, chân lí đặt dấu ấn cho nhân dân trong việc quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đưa ra cốt lõi là ở việc yêu dân , yêu nước. Cuộc sống của nhân dân được ấm no hạnh phúc để cho mọi ngõ ngách không còn tiếng khóc hờn, nghèo đói, bần cùng đó là việc đầu tiên mà ta hướng tới. Để đạt được điều đó thì ta trước hết phải biết cách “trừ bạo”. Đầu tiên, nhân nghĩa là sự khoan dung vì dân mọi chính sách hoạt động đều phải dựa vào dân, mục đích của dân là trên đầu mà trấn an lòng dân. Thứ hai, nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lên tình thần chiến đấu với ý chí kiên cường để bảo vệ tổ quốc. Dân yên thì triều đình phải là người biết cách lo cho dân, đáp ứng được các nhu cầu của dân chống đói nghèo, thương dân trước cuộc sống cơ cực lầm than.
Đối với Nguyễn Trãi tư tưởng “nhân nghĩa” mà ông đưa ra đó chính là tình cảm giữa nhân dân với triều đình. Yêu nước không là không đủ, trong nước còn có dân vì vậy cần bảo vệ cuộc sống của nhân dân khỏi khổ cực. Sự triết lí trong tư tưởng của ông bao trùm bài cũng như các sáng tác hay chính cuộc đời của ông.