Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô T

Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.”
(Ngữ Văn 6 – tập 2)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
c. Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy.
Câu 2: (2 điểm)
Đặt một câu trần thuật đơn có từ là và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
(Minh Huệ)
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
Câu 3. (5,0 điểm)
câu 5 ) tả con chó
I. ĐỌC HIỂU (4. Điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… “Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
(Ngữ văn 6, tâp 2)
Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu
Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu
Chỉ ra hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau: “Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ”. Nêu tác dụng của phép tu từ nhân hóa đó.
Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng
Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng để bảo vệ môi trường hiện nay.

0 bình luận về “Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô T”

  1. 1 : 

    a )- Đoạn văn trích trên tích từ văn bản Cô Tô.

    – Tác giả Nguyễn Tuân.

    b ) – Phương thức biểu đạt chính : Miêu tả.

    c )  – Tác giả dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc.

    – Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi tả sắc vàng riêng biệt ở Cô Tô.

    – Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.

    2 )Trang/ là bạn thân của em 

         CN           VN

    3  : 

    A ) – Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh của Kiều Phương

    – Đoạn văn kể về tâm trạng của người anh sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.

    – Nhân vật “tôi” người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì:

    – Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em.

    b ) ý nghĩa : Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.

    2 :

    a )

     – Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ 

    – Tác dụng: Bác Hồ được miêu tả như một người cha luôn luôn dành sự yêu thương, chăm lo cho các anh bộ đội như những đứa con của mình.

    b ) b.1. Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
                                           cn                     VN
    b.2. Chợ Năm Căn /nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

                CN                               VN

    CÂU 5 :

    Từ khi còn bé, em đã rất yêu động vật,  vì vậy nên một lần về quê, mẹ đã mang về cho em một chú mèo con xinh xắn và vô cùng dễ thương. 

    Ôi chao ! Chú mèo mới đáng yêu làm sao . Vì chú có bộ lông màu đen nên em đặt tên chú là Mun. mun về nhà em được hai năm rồi , đến nay chú dược hai ki lô gam . Chú là giống mèo thông thường mà nhiều nhà hay nuôi . Cái đầu của mun tròn như quả cam. Nổi bật trên cái đầu ấy là đôi tai luôn vểnh lên như chiếc lá . Đôi mắt tròn xoe có màu vàng nhạt lonh lanh như hai viên bi , giữa đôi mắt có vệnh màu đen như 2 sợi chỉ. Mẹ em nói : đây là con ngươi trong mắt mèo giúp mèo nhìn rõ vào ban đêm. Mun luôn có cái mũi ươn ướt như người cảm cúm và mềm như kẹo cao su . Bộ râu của Mun có vài sợi trắng cước chìa ra hai bên trong rất oai vệ . Cái thân của Mun chỉ bằng cái bình nước nhà em . Bốn cái chân thì tròn thon thon bước đi nhẹ nhàng trên mặt đất mà ko thề phát ra  tiếng động nào nhờ dưới bàn chân của Mun có một lớp đệm thịt . Bộ móng sắt vuốt nhọn hoắt được dấu trong lòng bàn chân dấy là vũ khí lợi hại để Mun bắt chuột. cái đuôi dài bằng tay cua em 

    Vào ban ngày chú mèo ẩy cái bụng ra phơi nắng , có khi đùa giỡn với chú chó hàng xóm. Vào ban đêm Mun thường nấp 1 gốc  để bắt chuột . Một tiếng dộng nhỏ ở dưới bếp , phóng 1 cài nhẹ nhàng là 1 con chuột nằm dưới móng ruốc của Mun . Nhưng Mun ko vội ăn thịt đâu nhé mà chỉ vồ con chuột chết rồi bỏ đi , từ khi mun về nhà em nhà em đã vắng hết những chú chuột phá phach

    Em rất yêu chú mèo Mun nhà mình. Mỗi ngày em đều chăm sóc chú cẩn thận, nuôi chú ngày một lớn để chú có thể bắt được nhiều chuột hơn, cũng thêm mập hơn, đáng yêu hơn. ( đây là bài cũ nên làm hơi nhanh )

    câu 1 :

    Đoạn văn trên trích trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
    Tác giả:  Xi-át-tơn
    câu 2 : Nội dung đoạn văn là nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của đất mẹ đối với người da đỏ.
    câu 3 : 

    – Từ ngữ nhân hóa: bà mẹ
    – Tác dụng: Nhân hóa đất là bà mẹ có ý nghĩa là  tác giả muốn khẳng định giữa con người và đất có mối quan hệ khăng khít, đất là cuội nguồn nuôi dưỡng con người phát triển.
    câu 2 ) 
    – Bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay, bởi ô nhiễm môi trường ngày ngày càng nghiêm trọng.Hàng triệu tấn rác thải nhựa bị ném xuống những dòng sông,  biển, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.  Có lẽ, trong một ngày nào đó, rác thải sẽ chiếm hết đất đai, diện tích sinh sống của chúng ta. Và trái đất – hành tinh xanh của chúng ta sẽ chỉ còn một màu xanh của cây xanh nữa.  Như vậy chúng ta hãy cùng nhauchung tay bảo vẹ môi trường , bảo vệ trái đất
     #Creative Team Name

    Bình luận

Viết một bình luận