Câu 1. (2 điểm): “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu nội dung của bài ca dao trên?

Câu 1. (2 điểm):
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu nội dung của bài ca dao trên?
Câu 2. (2 điểm):
Nêu các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? (0,5 điểm)
Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau: (1,5 điểm)
“Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
ai trl nhanh thì đc hay nhất

0 bình luận về “Câu 1. (2 điểm): “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu nội dung của bài ca dao trên?”

  1. C1:

    – Nghệ thuật:  so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ.

    – Nội dung: Tác giả gợi lên hình ảnh người con gái ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình như “tấm lụa đào”. Nhưng cuộc đời của họ “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Họ cảm thấy mình như một món hàng bị mua bán… Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ là ở chỗ đó…

    C2:

    Các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: 

    – Dạng nói: đối thoại

    – Dạng viết: nhật ký

    Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao:

    – Từ xưng hô thân mật: mình – ta

    – Ngôn ngữ đối thoại: mình về… chăng; ta về… mình

    – Lời nói hằng ngày: mình về, nhớ hàm răng

    – Giọng điệu: thân thiện, lưu luyến,…

    Bình luận
  2. 1) Biện pháp nghệ thuật : So sánh

    Nội dung : Nói về số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ không biết rồi sau này sẽ đi đâu về đâu

    2) Nêu các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

    – Có hai dạng: + Dạng nói 

                           + Dạng viết 

    Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:               

    “Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

       –> Đây là dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dạng nói

     Vì Câu   “Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” được trích dẫn trực tiếp từ lời nói của người nói . Dấu hiệu để trong dấu ngoặc kép ”… ”

    Bình luận

Viết một bình luận