Câu 1: (2 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Câu2: (2 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào Cần Vương (1885-1896). C

Câu 1: (2 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
Câu2: (2 điểm)
Trình bày những nét chính về phong trào Cần Vương (1885-1896).
Câu 3: (6 điểm)
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế Việt Nam.

0 bình luận về “Câu 1: (2 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Câu2: (2 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào Cần Vương (1885-1896). C”

  1. Câu 1:

    *Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 :

    – Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.

    – Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

    – Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

    – Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến. 

    Câu 2

    *Phong trào Cần Vương 1885-1896:

    – Sau khi cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ông nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.

    – Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn:

    + Giai đoạn (1885-1888): phong trào bùng nổ và lan rộng khắp cả nước

    + Giai đoạn (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc kì và Trung kì. 

    Câu 3

    Chính sách về kinh tế

    *Nông nghiệp:

    – Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát

    – Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

    * Công nghiệp:

    – Tập trung vào khai thác than và kim loại

    – Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước…

    * Giao thông vận tải:

    – Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

    *Thương nghiệp

    – Nắm giữ độc quyền về thị trường.

    – Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.

    Mục đích: Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.

    Tác động:

    – Tích cực: cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân, thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

    – Tiêu cực:

    + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

    + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

    -> nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862:

    +Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

    + Bồi thường chiến phí cho Pháp và mở ba của biển của nước ta.

    Câu 2 :

    – Khi cuộc tấn công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) ,ông nhân danh vua ra chiếu “Cần Vương” kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.

    – Phong trào yêu nước chống pháp diễn ra sôi nổi dưới ngọn cờ cần vương từ năm 1885 đến cuối thế kỉ 19.

    – Giai đoạn:

    + Giai đoạn (1885 – 1888): phong trào bùng nổ khắp nơi trên cả nước.

    + Giai đoạn (1888 – 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. 

    câu 3:

    – Về Kinh tế :

         + Nông nghiệp: cướp ruộng đất , phát canh thu tô.

         + Công nghiệp: khai thác mỏ xuất khẩu kiếm lời

          + Xây dựng hệ thống giao thông vận tải cầu cống đường xá để phục vụ cho việc khai thác kinh tế , đàn áp các phong trào của nhân dân.

         + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường hàng hóa , nguyên liệu , đánh nhiều thứ thuế.

         + Tài chính tạo ra nhiều thuế mới

    – Về Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp cai trị chia phối , ở phụ huyện châu đều có thực dân pháp.

    – Về Văn hóa

    Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến , học tiếng Pháp

    * Mục đích: Để chúng có thể dễ dàng khống chế , bóc lột nhân dân ta. Biến việt nam thành một phần của Pháp

     *Nhận xét về tác động : Nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến , những yếu tố tích cực , tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của thực dân pháp . Nhưng nước ta vẫn là nước có nền kinh tế nhỏ , lạc hậu và phụ thuộc.

    Chúc bạn học tốt nhé!!!^^ mỏi tay woaaa

    Bình luận

Viết một bình luận