Câu 1: (2 điểm). Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Câu 2: (3 điểm) a. So sánh tình hình nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tr

Câu 1: (2 điểm). Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Câu 2: (3 điểm)
a. So sánh tình hình nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
b. Từ tình hình các nước Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh, theo em đất nước ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước?

0 bình luận về “Câu 1: (2 điểm). Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Câu 2: (3 điểm) a. So sánh tình hình nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tr”

  1. câu 1:

    – Năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng Hai và tháng Mười

    + Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng, phản đối chiến tranh đế quốc. Cách mạng kết thúc thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

    + Sau cách mạng tháng Hai, ở Nga hai chính quyền song song tồn tại, mâu thuẫn nhau(chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

    à Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ chính phủ lâm thời. Đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

    câu 2:

    * So sánh tình hình Nhật Bản, Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

    – Giống nhau:

    + Là nước thắng trận, nhiều lợi nhuận và cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.

    + 1929 – 1933, kinh tế suy sụp, chính trị – xã hội bất ổn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

    – Khác nhau:

    + Giai đoạn đầu sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, ổn định, bước vào thời kì phồn vinh còn kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định.

    + Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội còn Nhật thực hiện quân sự hóa, phát xít hóa chế độ thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

    * Bài học lịch sử rút ra từ Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam: HS tự rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử, ví dụ như:

    – Thực hiện cải cách bằng những chính sách phù hợp với đặc điểm và tình hình đất nước.

    – Tăng cường hợp tác quốc tế, duy trì ổn định, hòa bình, tránh xung đột để các bên cùng phát triển.

    – Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

    – Học tập ý chí, nghị lực vươn lên khó khăn, tính kỉ luật, tiết kiệm và tinh thần tập thể của người Nhật…

    Bình luận
  2. câu 1: Cuộc cách mạng lần thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

    Cuộc cách mạng thứ hai do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

    Sở dĩ nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng như vậy vì ở Nga năm 1917 có hai chính quyền tồn tại. Đó là chính phủ Nga Hoàng và chính phủ lâm thời của tư sản. Cách mạng tháng Hai nhằm lật đổ chế độ Nga Hoàng, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời trên đất nước Nga, tiếp đó là cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    câu 2: 

    a)

    Nhật Bản
    Tình hình kinh tế:
    – Điều kiện:
    + Không bị chiến tranh tàn phá.
    + Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
    + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
    – Biểu hiện: Năm 1914 – 1919
    + Sản lượng CN tăng 5 lần.
    + Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
    + Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
    b. Tình hình chính trị – xã hội:
    – Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện…
    – Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
    + “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
    + Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập.

    Mỹ
    Tình hình kinh tế
    – Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
    + Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
    + Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
    + Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
    => Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
    Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
    Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
    Năm 1929, nắm trong
    tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
    Hạn chế :
    tình hình chính trị – xã hội
    * Chính trị:
    – Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
    – Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
    Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
    * Xã hội:
    Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX

    b)Một là, toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng miền Nam.

    Hai là, chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh.

    Ba là, lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp.

    Bốn là, ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới.

    Năm là, không ngừng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

    Bình luận

Viết một bình luận