Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao Đức Long Quân chỉ cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần mà khô

Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao Đức Long Quân chỉ cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần mà không tặng gươm.
Câu 2: (5 điểm) Em hãy kể lại truyện bánh chưng bánh giầy mà em đã học bằng lời văn của em (sách giáo khoa Ngữ văn 6).
Vote 5 sao trả lời hay nhất

0 bình luận về “Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao Đức Long Quân chỉ cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần mà khô”

  1. Câu 1
    Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.

    –    Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
    –    Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
    –    Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
    –    Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
    –    Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
    –    Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
    –    Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
    ->    Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược. Đây nha Bạn

    Câu 2

    Vào mỗi cuối tuần, em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở quê có rất nhiều trò chơi thú vị, nhưng em thích nhất chính là được nghe bà kể cho những câu chuyện hấp dẫn. Trong những câu chuyện mà bà kể thì em thích nhất là câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

    Sơn Tinh, Thủy Tinh là một truyền thuyết có từ thời rất xa xưa. Câu chuyện lấy bối cảnh ở nước ta vào thời Hùng Vương thứ mười tám. Ông ấy có một người con gái rất xinh đẹp, tính nết hiền dịu tên là Mị Nương. Năm nàng trưởng thành, vua Hùng muốn tìm cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Thế nên nhiều chàng trai tuy muốn cưới nàng làm vợ đã chùn bước. Một hôm, có hai chàng trai cùng đến cầu hôn. Cả hai đều khôi ngô tuấn tú và có nhiều phép lạ. Một người là Sơn Tinh – đến từ vùng núi Tản Viên, khi chàng vẫy tay thì phía Đông nổi lên cồn cát, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người là Thủy Tinh – đến từ vùng biển, có khả năng hô mưa gọi gió. Hai chàng ngang sức ngang tài, khiến nhà vua khó đưa ra quyết định. Vì vậy, vua Hùng đã họp bàn với các Lạc Hầu và đưa ra quyết định: Nếu ai đem đủ các sính lễ được yêu cầu đến trước, thì sẽ được cưới nàng Mị Nương. Sinh lễ bao gồm: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

    Ngày hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng, thì Sơn Tinh đã đem đủ sính lễ đến và rước nàng Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ thì vô cùng tức giận nên đem quân đuổi theo Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió tạo thành dông bão làm rung chuyển cả đất trời. Thần dâng nước lên cao, ngập cả nhà cửa, lưng đồi, sườn núi, ngập hết cả thành Phong Châu khiến nhân dân điêu đứng. Trước tình thế đó, Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, giúp nhân dân ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau suốt mấy tháng trời. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, thì Sơn Tinh nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức, đành phải rút quân dù không cam lòng. Thế nên, hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước, làm gió làm mưa đánh Sơn Tinh. Nhưng không bao giờ chiến thắng được.

    Sau khi bà kể xong, bố em ngồi ở bên cạnh đã giải thích thêm cho em về ý nghĩa của câu chuyện. Thì ra đây không phải là một câu chuyện có thật ở trong lịch sử. Mà nó được nhân dân sáng tác ra để giải thích cho hiện tượng lũ lụt hằng năm. Đồng thời, nó còn chứa đựng những mong muốn, khát vọng chế ngự thiên tai của người dân ngày xưa. Thật là một câu chuyện thú vị.

     

    Bình luận

Viết một bình luận