Câu 1. (3 điểm) Cho đoạn văn: “Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung lồng kính. Trong tranh,

Câu 1. (3 điểm)
Cho đoạn văn:
“Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ là sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
– Con có nhận ra con ko?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ…”
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? PTBĐ chính của văn bản?
b) Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
c) Khi đứng trước bức tranh của em gái, người anh có tâm trạng gì? Tại sao người anh lại có tâm trạng như vậy?
Làm đúng chính xác hộ mình với, hứa sẽ cho CTLHN

0 bình luận về “Câu 1. (3 điểm) Cho đoạn văn: “Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung lồng kính. Trong tranh,”

  1. a. đoạn văn trích trong văn bản:” Bức tranh của em gái tôi” – tác giả: Tạ Duy Anh

    . Miêu tả,biểu cảm,tự sự

    b) Giá trị nội dung

    – Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

    Giá trị nghệ thuật

    – Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật

    – Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

    c) Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. Chính cảm giác xấu hổ ấy giúp ta phát hiện ra phần đẹp nhất trong tâm hồn của người anh. 

    Bình luận
  2. Câu 1.

    a) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh. 

        Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    b) Qua câu truyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ , truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

    c) Đứng trước bức tranh của em gái, người anh có tâm trạng: Ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ.

      Người anh có tâm trạng đó vì:

    + Ngỡ ngàng: 

       Vì người anh không ngờ cô em gái lại chọn vẽ mình trong bức tranh đoạt giải Quốc tế, không ngờ em lại coi mình là người thân thuộc nhất.

    + Hãnh diện:

       Vì mình được chọn làm đề tài của bức tranh đoạt giải nhất. Trong tranh, người anh được vẽ với nét đẹp hoàn hảo.

    + Xấu hổ:

       Vì người anh tự thấy mình không xứng đáng được vẽ đẹp đến thế vì mình từng có lúc đố kị, xét nét với em.

    Xin ctlhn ạ

    Bình luận

Viết một bình luận