Câu 1: (4 điểm) Trong bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng (viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến – sáng tác năm 1948) có

Câu 1: (4 điểm) Trong bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng (viết về những người
chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến – sáng tác năm 1948) có câu thơ:
"…Heo hút cồn mây súng ngửi trời…"
Trong bài thơ" Đồng chí" của Chính Hữu cũng có câu:
"…Đầu súng trăng treo…"
Hãy so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu thơ trên. Qua sự
giống và khác nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng người lính trong thơ ca Việt
Nam.
Câu 2: (6 điểm) Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích
của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn
tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần
rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em
đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy
khóc."
(Theo "Phép màu nhiệm của đời" – NXB Trẻ, 2005)
Câu 3: (5 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
làm
lm cho mình ít nhất là 3 câu trở lên nhé

0 bình luận về “Câu 1: (4 điểm) Trong bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng (viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến – sáng tác năm 1948) có”

  1. Câu 1:

    *Giống nhau:

    – Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền với cây súng.

    – Cây súng chính là vũ khí chiến đấu của người lính `->` cả hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều trong thi ca Việt Nam.

    – Ngoài ra, hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ trên không gợi lên sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh mà vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, thản nhiên.

    *Khác nhau:

    – Ở câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” `->` gợi lên hình ảnh Hình ảnh người lính với cây súng được đặt trong không gian cao, rộng với “cồn mây, trời”.

    – Làm cho người đọc hình dung được người lính Tây Tiến leo dốc dài và gian khổ để lên được đỉnh núi rất cao. Hình ảnh “súng ngửi trời”là hình ảnh nhân hóa gợi cho người đọc thấy được độ cao của núi, sự heo hút, âm u, mù mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài hước, tinh nghịch, hồn nhiên và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của người lính Tây Tiến. Thể hiện rằng `->` ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn nhiên, hào phóng mà tài hoa.

    – Câu thơ “Đầu súng trăng treo” gợi lên một không gian yên tĩnh lặng lẽ, người lính đứng gác mà trăng treo đầu súng.

    – Súng và trăng gây nhiều liên tưởng.

    – Súng là vũ khí chiến tranh, trăng là biểu tượng thanh bình. Người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước.

    `=>` Câu thơ thể hiện khát vọng hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và của nhân
    dân ta. Hình ảnh thơ thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cách diến đạt của
    chính Hữu: giản dị và tinh tế.

    `text{Tus đã cho phép làm 1 câu!}`

    Bình luận

Viết một bình luận