Câu 1:
a)Chép chính xác 2 khổ thơ cuối trong bài thơ ánh trăng của nguyễn duy
b)Trong câu thơ “ngửa mặt lên nhìn mặt”,từ “mặt” đc dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.xác định nghĩa mà từ “mặt” biểu thị.Nếu đc dùng với nghĩa chuyển thì nó đc chuyển nghĩa theo cách nào
c)Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đem đến ý nghĩa gì?Viết 1 đoạn văn diễn dịch từ 8-10 câu làm rõ ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong bài thơ.Đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép thế để liên kết câu (gạch chân)
Câu 1:
a, Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
b,
– Từ mặt đầu tiên được dùng với nghĩa gốc: là mặt của con người (tác giả)
– từ mặt thứ 2 được dùng với nghĩa chuyển: là mặt trăng
-> nghĩa chuyển theo nghĩa ẩn dụ.
c, Hình ảnh vầng trăng theo suốt bài thơ. Ánh trăng của Nguyễn Duy mang một ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Cả một quãng thời gian dài trong quá khứ, từ lúc ấu thơ “hồi nhỏ” cho đến khi trưởng thành “hồi chiến tranh”, mọi niềm vui, nỗi buồn của con người đều gắn bó với vầng trăng, trăng đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là người bạn của tuổi thơ. Trăng như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua khi ta còn thiếu thốn, gian khổ nhưng nó lại thật đẹp và tình nghĩa với người. Vậy nhưng chính cuộc sống hiện tại đã khiến con người trử thành kẻ quay lưng với quá khư, trở thành kẻ bạc bẽo, hoàn toàn lãng quên vầng trăng. Trăng tưởng như đã chìm đi trước một cuộc sống bộn bè, gấp gáp, lo toạn nhưng một vầng trăng xưa đã có dịp sáng lên trong một khoảng khắc khi cuộc sống hiện tịa biến mất. Người lặng đi trong xúc động mãnh liệt, xúc động đến rưng rưng, nghẹn lời, muốn khóc. Trái ngược lại với sự vô tình của con người mà trăng xưa vẫn tròn đầy, vẹn nguyên thể hiện một thái độ bao dung, độ lượng. Từ hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng ấy, Nguyễn Duy muốn gợi nhắc người đọc một bài học triết lí về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Mặt1 là nghĩa gốc
Mặt 2 nghĩa chuyển
Nghĩa của từ mặt 1 là mặt của nhân vật trữ tình
Từ mặt thứ 2 là mặt trăng
Nếu được dùng với nghĩa chuyển thì nó được chuyển theo phương thức ẩn dụ
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ
– trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên
– biểu tượng cho dân tộc ta những năm tháng kháng chiến .hy sinh anh dũng ,vất vả và gian lao
– đồng thời là biểu tượng cho nhân dân ta và người lính dũng cảm của dân tộc