Cau 1. a) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? b) Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường

Cau 1. a) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
b) Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2. Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì? Cho ví dụ.
Câu 3. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em hãy kể một vài cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó.
Câu 4. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào, để cây trở thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.

0 bình luận về “Cau 1. a) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? b) Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường”

  1. 1 . a )Bài làm:Hiện tượng thụ phấnHiện tượng thụ tinhThụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụyThụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử

    b ) Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

    2 .

    Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.

    • Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

    • Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
    • Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
    • Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
    • Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

    Bình luận
  2. Câu 1.

    a/ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

    b/ Điều đó đúng vì những hạt rơi chậm thì có thời gian bay ở trong không trung dài hơn, nên được gió đưa đi xa hơn.

    Câu 2.

    – Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

        + Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

        + Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài. ( cỏ lạc đà,… )

        + Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai. ( bụi gai sa mạc,… )

    – Cây sống trên đầm lầy có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển. ( đước, sú, vẹt,… )

    Câu 3.

    – Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh. Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành.

    – Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa:

        + Cây cà chua, cây hồng, cây thị,… ( giữ lại đài hoa )

        + Cây chuối, cây ngô,… ( giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy )

    Câu 4.

    – Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

    Bình luận

Viết một bình luận