Câu 1. a: Trình bày đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới lạnh
b: Gia cầm có vai trò gì trong đời sống con người?
Câu 2. Tại sao môi trường nhiệt đới gió mùa lại có độ đa dạng sinh học?
Câu 3. a: Trình bày cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
b: Giải thích tại sao khủng long bị tiêu dệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót đến ngày nay?
c: Em hãy cho biết dơi có quan hệ họ hàng gần với thỏ hơn hay gần với chim bồ câu hơn? Vì sao?
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
a, Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới lạnh
– Cấu tạo:
+ Bộ lông dày giữ nhiệt cko cơ thể.
+ Lớp mỡ dưới da dày giữu nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
– Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư chống rét: tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: thời tiết ấm hơn, để tận dụng nguồn nhiệt.
b, Gia cầm có vai trò: cung cấp thực phẩm cho con người
Câu 2: Môi trường nhiệt đới gió mùa lại có độ đa dạng sinh học cao vì:
– Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường
Câu 3:
a, Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
– Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
– Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
– Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
– Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
– Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
– Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.
b, Khủng long bị tiêu dệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót đến ngày nay
– Do sự thay đổi đột ngột về thời tiết từ nóng sang lạnh, thiên tai làm cho không khí thay đổi với nhiều khói bụi, ánh sáng không xuyên tới mặt đất dẫn tới thực vật không quang hợp được, làm cạn kiệt nguồn thức ăn, khủng long kích thước to nên không có chỗ ẩn náu và bị tuyệt chủng.
– Những loài động vật kích thước nhỏ cần lượng thức ăn nhỏ và dễ dàng ẩn náu tránh rét nên không bị chết.
c, Dơi thuộc lớp thú đẻ con nuôi con bằng sữa nên có quan hệ gần với thỏ hơn là chim bồ câu ( lớp chim)