Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Đinh Liệt. Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn

Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
   A. Nguyễn Trãi.   B. Lê Lợi.
   C. Lê Lai.   D. Đinh Liệt.
Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423)
diễn ra như thế nào?
   A. Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại
sự vây quét của quân giặc.
   B. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa
đến Thuận Hóa.
   C. Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan.
   D. Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quan địch để bảo toàn lực lượng.
Câu 3: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?
   A. 1       B. 2
   C. 3       D. 4
Câu 4: Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn
do ai đưa ra?
   A. Nguyễn Trãi.   B. Lê Lợi.
   C. Lê Lai.   D. Nguyễn Chích.
Câu 5: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn
công ra Bắc?
   A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.
   B. Thành lập chính quyền mới.
   C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.
   D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Câu 6: Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?
   A. Tháng 8 năm 1425.  B. Tháng 9 năm 1426.
   C. Tháng 10 năm 1426. D. Tháng 11 năm 1426.
Câu 7 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
   A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
   B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển
của đất nước.
   C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
   D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 8: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành
dưới thời vua nào?
   A. Lê Thái Tổ  B. Lê Thái Tông
   C. Lê Thánh Tông  D. Lê Nhân Tông
Câu 9 : Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:
   A. Phật giáo  B. Đạo giáo
   C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo
Câu 10: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?
   A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.
   B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
   C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.
   D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.
II. Tự luận.
Câu hỏi: Tại sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?

0 bình luận về “Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Đinh Liệt. Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn”

  1. câu 1: B

    Câu 2:A

    Câu 3:C

    Câu 4:C

    Câu 5:A

    Câu 6:B

    Câu 7:B

    Câu 8:C

    Câu 9:C

    Câu 10:A

    TỰ LUẬN:

    – Do Hội An có vị trí địa lý thuận lợi: là cửa ngõ ra – vào của các tỉnh và biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán.

    – Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh,… đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.

    – Chúa Nguyễn nới lỏng việc tự do buôn bán của thương nhân nước ngoài, cho phép họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí.

    Bình luận

Viết một bình luận