Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác? A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên C. Phan Bội Châu D. Hồ Chí Minh Câu

Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?
A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên
C. Phan Bội Châu D. Hồ Chí Minh
Câu 2. Trong bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó”, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?
A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.
B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.
C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.
Câu 3. Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Đi nhanh thôi cậu.”
A. Yêu cầu B. Khuyên bảo
C. Ra lệnh D. Đề nghị
Câu 4. Văn bản thuyết minh là gì?
A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe
B. Là văn bản trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể
C. Là văn bản trình bày những quan điểm, ý kiến thành những luận điểm
D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, … của sự vật, hiện tượng
Câu 5. Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh?
A. Cung cấp tri thức khách quan.
B. Phương thức biểu đạt là các phương pháp giới thiệu, giải thích.
C. Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
D. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu.
Câu 6. “Chiếu dời đô” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự C. Thuyết minh
B. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 7. Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Nghị luận C. Thuyết minh
B. Tự sự D. Miêu tả
Câu 8. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào ?
A. 1010 C. 1789
B. 958 D. 1858
Câu 9. Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì ?
A. Huế C. Hoa Lư
B. Cổ Loa D. Thăng Long
Câu 10. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
A.Giãi bày tình cảm của người viết.
B. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 11. Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ?
A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời?
B. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
D. Thật là chốn tụ hội trọng yếu cuat bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Câu 12. Từ nào có thể thay thế từ “mưu toan” trong cụm từ “mưu toan nghiệp lớn” ?
A. mưu sinh C. mưu hại
B. âm mưu D. mưu tính
Câu 13. Câu nào diễn tả đúng nghĩa của từ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô”?
A. Là nơi cao ráo, thoáng mát
B. Là nơi có phong cảnh và địa thế đẹp
C. Là nơi có sông ngòi bao quanh
D. Là nơi núi non hiểm trở
Câu 14. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…
B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…
D. Là câu có ngữ điệu phủ định.
Câu 15. Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào ?
A. Ngưỡng mộ C. Sùng kính
B. Kính trọng D. Thân mật
Câu 16. Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?
A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
Câu 17. Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Lúa chiêm B. Trời xanh
C. Con tu hú D. Nắng đào
Câu 18. Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
A. Cầu khiến B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
C. Đe dọa D. Khẳng định
Câu 19. Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

0 bình luận về “Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác? A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên C. Phan Bội Châu D. Hồ Chí Minh Câu”

  1. Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác? 

    D. Hồ Chí Minh

    Câu 2. Trong bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó”, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?

     C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.

    Câu 3. Câu cầu khiến sau dùng để làm gì? “Đi nhanh thôi cậu.”

     C. Ra lệnh 

    Câu 4. Văn bản thuyết minh là gì?

    D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, … của sự vật, hiện tượng

    Câu 5. Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh?

    C. Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.

    Câu 6. “Chiếu dời đô” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

    D. Nghị luận

    Câu 7. Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

    A. Nghị luận 

    Câu 8. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào ?

    A. 1010

    Câu 9. Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì ?

    C. Hoa Lư 

    Câu 10. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

    D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

    Câu 11. Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ?

    C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi

    Câu 12. Từ nào có thể thay thế từ “mưu toan” trong cụm từ “mưu toan nghiệp lớn” ?

    D. mưu tính

    Câu 13. Câu nào diễn tả đúng nghĩa của từ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô”?

    B. Là nơi có phong cảnh và địa thế đẹp

    Câu 14. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

     C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

    Câu 15. Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào ?

     B. Kính trọng 

    Câu 16. Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?

    A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.

    Câu 17. Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ “Khi con tu hú”?

    C. Con tu hú

    Câu 18. Câu nghi vấn sau dùng để làm gì? “Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”

    A. Cầu khiến

    Câu 19. Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

    B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc). 

    Answer : Dggqchii

    Bình luận

Viết một bình luận