Câu 1: “Bao nhiêu công việc lặng thầm Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha Bé học giỏi, bé nết na Bé là cô Tấm, bé là bé ngoan. Đoạn thơ sau có ……….

Câu 1: “Bao nhiêu công việc lặng thầm
Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là bé ngoan.
Đoạn thơ sau có ………. tính từ: Đó là : ………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Dòng nào chỉ gồm toàn các từ láy?
A. Lăn tăn, long lanh, róc rách, mong ngóng. B.Thênh thang, um tùm, lon ton, tập tễnh.
C. Mênh mông, bao la, nhỏ nhẹ, lênh khênh. D. Mải miết, xa xôi, xa lạ, vương vấn.
Câu 3: Tìm nghĩa đúng nhất cho thành ngữ “Mang nặng đẻ đau” ?
A.Tình yêu thương của mẹ đối với con cái.
B. Tình cảm biết ơn của con cái đối với công lao sinh thành của cha mẹ.
C. Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ khi mang thai.
D.Công lao to lớn của người mẹ khi thai nghén, nuôi dưỡng con cái.
Câu 4: Dòng nào có tiếng nhân không cùng nghĩa với các từ còn lại:
A. Nhân loại, nhân lực, nhân tài. B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
C. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân. D. Nhân dân, nhân lạc, nhân vật, quân nhân.
Câu 5: Trong những hoạt động dưới đây, hoạt động nào sẽ phá hoại môi trường tự nhiên?
A. Trồng cây gây rừng. B. Nạo vét dòng sông.
C.Đốn cây rừng làm củi. D.Làm sạch nước từ các nhà máy trước khi đổ ra sông
Câu 6: “Hễ mẹ tôi có mặt ở nhà thì nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ.”
Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì? …………………………………………………………………..
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào dùng không đúng quan hệ từ?
A. Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.
B. Mặc dù điểm Tiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt.
C. Cả lớp em đều gần gũi động viên Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp.
D.Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động.
Câu 8: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng là: ………………………………………………………………………………
Câu 9: Từ nào không đồng nghĩa với từ quyền lực?
A. quyền công dân B. quyền hạn C. quyền thế D. quyền hành
Câu 10: Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai- nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ:
– Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.
Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn trên là : …………………………………………………………
Câu 11: Câu cảm sau đây dùng để làm gì? Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao!
A. Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. B. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục.
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
Câu 12: Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Trong câu văn trên, tác giả tác sử dụng biện pháp nghệ thuật : ……………………………………………………
Câu 13: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào nói về tinh thần đoàn kết, yêu thương?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Đói cho sạch, rách cho thơm. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 14: Để quan sát đồ vật, người ta vận dụng các giác quan sau đây:
– Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc, … của đồ vật như thế nào.
– Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ,…
– Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng có phát ra tiếng động không, tiếng động
ấy thế nào.

0 bình luận về “Câu 1: “Bao nhiêu công việc lặng thầm Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha Bé học giỏi, bé nết na Bé là cô Tấm, bé là bé ngoan. Đoạn thơ sau có ……….”

  1. Câu `1:`

    `=>`  Đoạn thơ sau có 4 tính từ: Đó là: giỏi, nết na, đỡ đần, ngoan.

    Câu `2:`

    `=>` B. Thênh thang, um tùm, lon ton, tập tễnh.

    Câu `3:`

    `=>` C. Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ khi mang thai.

    Giải thích:

    – Mang nặng đẻ đau là từ ngữ chỉ sự vất vả, nhọc nhằn

    Câu `4:`

    `=>` C. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân.

    Câu `5:`

    `=>` C. Đốn cây rừng làm củi.

    Giải thích:

    – Đốn cây rừng làm củi gây thiệt hại lớn cho cây nói riêng cũng như tự nhiên nói chung

    Câu `6:`

    `=>` Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ: điều kiện – kết quả

    Giải thích:

    – Hễ mẹ tôi có mặt ở nhà: điều kiện

    – Nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ: kết quả

    Câu `7:`

    `=>` A. Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.

    Giải thích:

    – Tuy … nhưng: quan hệ tương phản

    `->` Nhưng câu là quan hệ điều kiện – kết quả

    `->` Sai quan hệ từ.

    Câu `8:`

    `=>` Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng là: ngăn cách hai vế câu ghép.

    Câu `9:`

    `=>` B. quyền hạn

    Giải thích:

    – Quyền hạn chỉ thời gian.

    Câu `10:`

    `=>` Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn trên là: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

    Câu `11:`

    `=>` B. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục.

    Câu `12:`

    `=>` Trong câu văn trên, tác giả tác sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh

    Giải thích:

    – Dấu hiệu là từ nối “như”

    Câu `13:`

    `=>` B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

    Câu `14:`

    `=>` Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc, … của đồ vật như thế nào

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Có 3 tính từ đó là: học giỏi, nết na, ngoan

    Câu 2: Dòng nào chỉ toàn gồm các từ láy?

    A. Lăn tăn, long lanh, róc rách, mong ngóng

    B. Thênh thang, um tùm, lon ton, tập tễnh

    C. Mênh mông, bao la, nhỏ nhẹ, lênh khênh

    D. Mải miết, xa xôi, xa lạ, vương vấn

    Câu 3: Tìm nghĩa đúng nhất cho thành ngữ ” mang nặng đẻ đau “

    A. Tình yêu thương của mẹ đối với con cái

    B. Tình cảm biết ơn của con cái đối với công lao sinh thành của cha mẹ

    C. Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ khi mang thai 

    D. Công lao to lớn của người mẹ khi thai nghén, nuôi dưỡng con cái

    Câu 4: Dòng nào có tiếng nhân không cùng nghĩa với các từ còn lại?

    A. Nhân loại, nhân lực, nhân tài

    B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái

    C. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân

    D. Nhân dân, nhân lạc, nhân vật, quân nhân

    Câu 5: Trong những hoạt động nào dưới đây, hoạt động nào sẽ phá hoại môi trường tự nhiên

    A. Trồng cây gây rừng

    B. Nạo vét dòng sông

    C. Đốn cây rừng làm củi

    D. Làm sạch nước từ các nhà máy trước khi nước đổ ra sông

    Câu 6: Cặp quan hệ từ trong câu biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả 

    Câu 7: Trong các câu sau câu nào dùng không đúng quan hệ từ

    A. Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ

    B. Mặc dù điểm tiếng việt của em thấp hơn điểm toán nhưng em vẫn thích học tiếng việt

    C. Cả lớp em đều gần gũi động viên bạn Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp 

    D. Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động 

    Câu 8: Có tác dụng ngăn cách vế trước với vế sau

    Câu 9: Từ nào không đồng nghĩa với từ quyền lực 

    A. Quyền công dân

    B. Quyền hạn

    C. Quyền thế

    D. Quyền hành

    Câu 10: Có tác dụng đánh dấu lời nói của nhân vật

    Câu 11: B

    Câu 12: Biện pháp nghệ thuật so sánh

    Câu 13: B

    Chúc bn học tốt

    Xin ctlhn

    Bình luận

Viết một bình luận