Câu 1: Cảnh quan chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta là • A, Cảnh quan đồi núi • B. Cảnh quan đồng bằng • C. Cảnh quan b

By Natalia

Câu 1: Cảnh quan chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta là
• A, Cảnh quan đồi núi
• B. Cảnh quan đồng bằng
• C. Cảnh quan bờ biển
• D. Cảnh quan trung du
Câu 2: Cảnh quan chiếm ưu thế của Việt Nam là:
• A. Cảnh quan vùng đồi núi.
• B. Cảnh quan vùng đồng bằng
• C. Cảnh quan vùng ven biển của sông
• D. Cảnh quan vùng đảo và ven đảo.
Câu 3: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật:
• A. Quy luật địa đới
• B. Quy luật đai cao
• C. Quy luật địa ô
• D. Cảnh quan vùng núi ít thay đổi.
Câu 4: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao thể hiện rõ rệt nhất ở vùng
• A. Đông Bắc
• B. Tây Bắc
• C. Trường Sơn Bắc
• D. Trường Sơn Nam
Câu 5: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng thể hiện trong thành phần thổn nhưỡng:
• A. Tầng đất dày, đất màu mỡ, độ phì cao.
• B. Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta.
• C. Nước ta có ba nhóm đất chính, trong các nhóm đất lại chia thành các loại đất khác nhau.
• D. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất bị xói mòn mạnh ngày càng tăng.
Câu 6: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện tập trung nhất ở thành phần tự nhiên nào nhất:
• A. Địa hình
• B. Khí hậu
• C. Sông ngòi
• D. Sinh vật
Câu 7: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất
• A. Mùa xuân
• B. Mùa hạ
• C. Mùa thu
• D. Mùa đông
Câu 8: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện ở thành phần sinh vật như thế nào:
• A. Sinh vật nước ta chủ yếu là các loài sinh vật của vùng nhiệt đới và cận xích đạo.
• B. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật.
• C. Sinh vật phong phú và đa dạng.
• D. Ngoài các loài nhiệt đới còn có các loài sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Câu 9: Một số cây như hồi, pơ-mu, cánh kiến… của nước ta thuộc về nhóm
• A. Cây cho tinh dầu, nhựa
• B. Cây cho gỗ rắn chắc, bền đẹp
• C. Cây thuốc
• D. Cây thực phẩm
Câu 10: Theo giá trị sử dụng nhóm cây thuốc là:
• A. Đinh, lim, sến, táu,…
• B. Hồi, dầu,mang tang, sơn, thông,….
• C. Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,…
• D. Song, mây, tre, trúc,nứa, giang,…
Câu 11: Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:
• A. Phục hồi và phát triển.
• B. Giảm sút và không thể phục hồi.
• C. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế.
• D. Tất cả đều sai.
Câu 12: Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?
• A. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.
• B. Mây, trúc, giang,
• C. Vạn tuế, phong lan.
• D. Tràm, hạt dẻ.
Câu 13: Nhóm cây nào sau đây không phải là nhóm cây cho tinh dầu, nhựa?
• A. Lát hoa, cẩm lai.
• B. Măng, mộc nhĩ.
• C. Song, tre, nứa.
• D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Nhóm cây cho tinh dầu nhựa là:
• A. Xuyên khung, ngũ gia bì.
• B. Giang, trúc,
• C. Hồi, sơn, quế.
• D. Nhân trần, vạn tuế.
Câu 15: Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai sử dụng để:
• A. Nhóm cây thuốc.
• B. Nhóm cây thực phẩm.
• C. Nhóm cây cảnh và hoa
• D. Nhóm cây lấy gỗ.
Câu 16: Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay:
• A. Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.
• B. Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.
• C. Chất lượng rừng bị suy giảm.
• D. Cả 3 ý trên.
Câu 17: Hai thành phố trực thuộc trung ương ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
• A. Hải Phòng, Nam Định
• B. Hà Nội, Nam Định
• C. Hà Nội, Hải Phòng
• D. Hải Phòng, Quảng Ninh
Câu 18: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ở đây đã có những biện pháp gì?
• A. Đắp đê dọc hai bên bờ sông. Phân lũ vào các nhánh sông, vùng trũng chuẩn bị trước
• B. Xây hồ chứa nước ở thượng lưu sông
• C. Trồng rừng đầu nguồn, nạo vét lòng sông
• D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Ý nào không đúng với đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền:
• A. Tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.
• B. Gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ,
• C. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc lạnh và khô.
• D.Sông ngòi chủ yếu ngắn, nhỏ, dốc
Câu 20: Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là:
• A. Than đá, dầu mỏ, bôxit, đá vôi,…
• B. Than đá, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,…
• C. Dầu mỏ, bôxit, voforam, titan…
• D. Dầu mỏ, thiếc, sắt, bôxit,…
Câu 21: Than đá phân bố chủ yếu phân bố:
• A. Quảng Ninh, Thái Nguyên
• B. Quảng Ninh, Lào Cai
• C. Thái Nguyên, Lào Cai
• D. Cao Bằng, Thái Nguyên
Câu 22: Các hệ thống sông chính ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
• A. Sông Thương, sông Lục Nam.
• B. Sông Hồng, sông Thái Bình,
• C. Sông Lô, sông Gâm.
• D. Tất cả đều đúng.




Viết một bình luận