Câu 1: Câu văn sau nào đây có sử dụng phó từ?
A. Cô ấy cũng có răng khểnh. B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung D. Chân tay hắn ta dài lêu nghêu
Câu 2: Câu văn nào sau đây không sử dụng phép so sánh?
A. Những cái đó cám dỗ tôi hơn là cái qui tắc phân từ.
B. Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
C. Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ ?
D. Vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
Câu 3: Chỉ ra phép so sánh không ngang bằng:
A. Trẻ em như búp trên cành.
B. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo.
D. Một mặt người hơn mười mặt của.
Câu 4: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi C. Kiến hành quân đầy đường
B. Bố em đi cày về D. Cỏ gà rung tai
Câu 5: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
“Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng”
A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
Câu 6: Câu thơ sau sử dụng lối ẩn dụ nào:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 7: Câu thơ nào sử dụng lối ẩn dụ, trong các câu sau:
A. Mặt trời mọc ở đằng đông B. Mặt trời đi qua trên lăng Bác
C. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng D. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Câu 8. Câu: “ Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre” Hình ảnh sông Hồng dùng theo lối:
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ
C. So sánh D. Nhân hóa
Câu 9 : Từ “mồ hôi” trong 2 câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng. Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
A. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả C. Chỉ người lao động
B. Chỉ công việc lao động D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
Câu 10 : Chủ ngữ trong câu nào có cấu tạo là động từ?
A. Hương là một bạn gái chăm ngoan B. Bà tôi đã già rồi
C. Đi học là hạnh phúc của trẻ em D. Mùa xuân mong ước đã đến
Câu 11: Chủ ngữ trong câu sau: “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần, nhọn hoắt” là:
A. Những cái vuốt. B. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo.
C. Những cái vuốt ở chân. D. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần.
Câu 12: Cho câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” Câu trần thuật có mục đích:
A. Định nghĩa B. Giới thiệu
C. Miêu tả D. Đánh giá
Câu 13: Câu nào sau đây có sử dụng phó từ?
A. Mẹ đã về. B. Bé giúp mẹ quét nhà.
C. Tiếng xe chạy ngoài đường. D. Tiếng suối chảy róc rách.
Câu 14: Câu nào sau đây không sử dụng phép so sánh?
A. Ngôi nhà như trẻ nhỏ C. Trường sơn: Chí lớn ông cha
B. Bà như quả đã chín rồi D. Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Câu 15: Câu nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn có từ “là”?
A. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. B.Tôi là người Hà Nội.
C. Cô ấy là một người vợ đảm đang. D. Chí Phèo là một người đàn ông bị tha hóa.
Câu 16: Câu sau có mấy phó từ? “Trời đã khuya rồi mà mẹ vẫn ngồi làm việc.”
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 17: Chỉ ra phép so sánh không ngang bằng:
A. Trẻ em như búp trên cành B. Như tre mọc thẳng,con người không chịu khuất
C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo D. Một mặt người hơn mười mặt của
Câu 18: Đâu là chủ ngữ trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”?
A. Những cái vuốt B. Những cái vuốt ở chân
C. Những cái vuốt ở chân,ở khoeo D. Cứng dần và nhọn hoắt.
Câu 19: Phép nhân hoá trong câu “Những chú bò đang tung tăng gặm cỏ ”đuợc tạo ra bằng cách:
A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng những từ chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
D. Dùng những từ chỉ hành động của người để chỉ hành động của vật.
Câu 20: Câu nào là câu trần thuật đơn?
A. Mẹ làm công nhân, còn bố làm bác sĩ. B. Cái bàn làm bằng gỗ.
C. Mèo bắt chuột, chó giữ nhà. D. Mây bay, gió thổi.
câu 1 : A
câu 2 : C
câu 3 : D
câu 4 : B
câu 5 : D
câu 6 : B
câu 7 : C
câu 8 : D
câu 9 : A
câu 10 : C
câu 11 : B
câu 12 : C
câu 13 : D
câu 14 : D
câu 15 : C
câu 16 : A
câu 17 : C
câu 18 : C
câu 19 : D
câu 20 : B
1 : A
2 : C
3 : D
4 : B
5 : D
6 : B
7 : C
8 : D
9 : A
10 : C
11 : B
12 : C
13 : D
14 : D
15 : C
16 : A
17 : C
18 : C
19 : D
20 : B