Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số: A. thấp nhất B. cao nhất C. mức trung bình D. ổn định Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân

Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số:
A. thấp nhất
B. cao nhất
C. mức trung bình
D. ổn định
Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực:
A. đồng bằng.
B. các trục giao thông lớn.
C. ven biển, các con sông lớn.
D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
Câu 3. Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
Câu 4. Vị trí nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam là:
A. đới nóng.
B. đới cận nhiệt
C. đới ôn hòa
D. đới lạnh
Câu 5. Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là:

A. Rừng lá kim, rừng thưa
B. Rừng xích đạo ẩm
C. Rừng thưa và xa van
D. Rừng hỗn giao, rừng xa van
Câu 6. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của:
A. khí hậu ôn đới lục địa
B. khí hậu ôn đới hải dương
C. khí hậu nhiệt đới gió mùa
D. khí hậu nhiệt đới xích đạo
Câu 7. Trên các cao nguyên ở nước ta thường được trồng cây:
A. cao su, cà phê
B. chè, cà phê, điều
C. dừa, cây rừng
D. cà phê, lúa nước
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là:
A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn.
C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.
D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.
Câu 9. Đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do hậu quả nghiêm trọng của:
A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt
B. bùng nổ dân số ở đới nóng
C. ô nhiễm môi trường đất, nước
D. nền kinh tế chậm phát triển
Câu 10. Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực:
A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.
B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.
D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?
Câu 2 (2 điểm). Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?

0 bình luận về “Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số: A. thấp nhất B. cao nhất C. mức trung bình D. ổn định Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân”

  1. 1a

    2d

    3b

    4a

    5c

    6c

    7a

    8b

    9b

    10châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.

    TL:

    1

    – Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2.1%.

    – Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. 

    – Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,… kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội…

    – Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

    2.

    Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ờ đới ôn hòa là khối khí và dòng biển.

    – Đây là nơi giao thoa của khối khí nóng và khối khí lạnh:  mỗi khí có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 100C – 150C trong vài giờ (ở phía Đông Hoa Kì).

    – Vùng phía Tây của châu Âu trở lên ấm và ẩm hơn so với khu vực trong lục địa là do ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

    – Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo khối không khí ấm và ẩm tràn vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo trước.

    Bình luận
  2. Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất trong các châu lục. Có nhiều nước ở châu Âu còn có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.

    Chọn: A.

    Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực như hoang mạc, miền núi, vùng cực do khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn,…

    Chọn: D.

    Câu 3. Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á.

    Chọn: B.

    Câu 4. Đới nóng có phạm vi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

    Chọn: A.

    Câu 5. Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới.

    Chọn: C.

    Câu 6. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít,…

    Chọn: C.

    Câu 7. Ở Việt Nam, cà phê và cao su được trồng nhiều ở các cao nguyên đất badan ở Tây Nguyên.

    Chọn: A.

    Câu 8. Trong điều kiện mất lợp phủ thực vật, mưa lớn dễ dàng rửa trôi đất, nhất là trên các sườn dốc làm đất bị xói mòn, trơ sỏi đá.

    Chọn: B.

    Câu 9. Bùng nổ dân số ở đới nóng đã làm cho đời sống nhân dân chậm cải thiện. Đây là hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội.

    Chọn: B.

    Câu 10. Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.

    Chọn: C.

    II. TỰ LUẬN (5 điểm)

    Câu 1.

    – Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh   (0,5 điểm).

    – Nguyên nhân: Do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao   (1 điểm).

    – Hậu quả: Gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,… do có nhiều trẻ em và thanh niên   (0,75 điểm).

    – Phương hướng giải quyết: Ngăn chặn sự bùng nổ dân số bằng các biện pháp: Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa,…   (0,75 điểm).

    Câu 2.

    Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa

    – Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm thời tiết luôn luôn biến động, rất khó dự báo trước  (1 điểm).

    – Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh   (0,5 điểm).

    – Các hải lưu nóng cũng có tác động đến sự biến động khí hậu ở đới ôn hòa   (0,5 điểm).

    Ví dụ: Ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi ở trong khu vực ôn đới lạnh, nhưng lại có khí hậu ấm và ẩm do ảnh hưởng của hải lưu nóng.

    Bình luận

Viết một bình luận