Câu 1: Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng? ( nêu rõ các quá trình chuyển thể) Câu 2: Có một hỗn hợp và

Câu 1: Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng? ( nêu rõ các quá trình chuyển thể)
Câu 2: Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó. Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, đồng, bạc lần lượt là: 1064 độ C, 1083 độ C, 960 độ C.
Câu 3: Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc.
Câu 4: Để thu hoạch được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào? Tại sao?
Câu 5: Tại sao ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?
Giúp mình với mng! Gần thi rồi! Câu trả lời nhanh và đúng nhất sẽ đc vote 5* + CTLHN nha !

0 bình luận về “Câu 1: Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng? ( nêu rõ các quá trình chuyển thể) Câu 2: Có một hỗn hợp và”

  1. 1)Trả lời:

    Trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình nóng chảy(làm cho đồng lỏng ra và dễ đổ vào khuôn),đông đặc(làm cho đồng đông lại thành tượng đồng)

    2)Trả lời:

    Đầu tiên, nung nóng hỗn hợp lên đến 232oC, khi này thì kẽm bị nóng chảy, chuyển thành thể lỏng nên ta đã tách được kẻm ra.Sau đó, nung nóng tiếp đến 960oC, lúc này thì bạc bị nóng chảy, chuyển thành thể lỏng. Như vậy là việc tách bạc ra khỏi hỗn hợp đã hoàn thành.Và còn lại là vàng.

    3)Trả lời:

    Sự bay hơi:Để rượu trong chai không đậy nắp sẽ bay hơi…

    Sự ngưng tụ:Đổ nước vào ấm sau đó đun ấm lên nước bay hơi và tụ lại trên nắp ấm.

    Sự nóng chảy:để cây kem ngoài nắng,kem bắt đầu tan chảy ra…

    Sự động đặc:Đổ đồng vào khuôn(đang trong nóng chảy) sau đó chờ đến đông đặc thành tượng đồng.

    4)Trả lời:

    – Thời tiết có nhiệt độ càng cao thì càng thu hoạch được muối nhanh. Vì nhiệt độ càng cao thì nước bốc hơi nhanh và chỉ còn muối trên ruộng.

    5)Trả lời:

    Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực và bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo các  nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc của rượu ở 117độ C  trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390C, khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới và ở 39 độ C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ nữa, còn nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo nhiệt độ của khí quyển.

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Câu 1: Trong việc đúc tượng đồng, có 2 quá trình chuyển thể:

    + Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc

    + Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

    Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc xảy ra

     Câu 2: + Đầu tiên, nung nóng hỗn hợp lên đến nhiệt độ 960oC, khi này thì bạc bị nóng chảy, chuyển thành thể lỏng ⇒Ta tách kẽm ra khỏi hỗn hợp đã cho

    + Tiếp theo, nung nóng tiếp hỗn hợp còn lại đến nhiệt độ 1064oC, khi này thì vàng bị nóng chảy, chuyển thành thể lỏng. Ta tách vàng ra khỏi hỗn hợp đã cho

    + Cuối cùng chỉ còn lại đồng. Ta không cần nung nóng nữa mà chỉ cần rửa đồng cho sạch sẽ.

    Vậy đã tách được các chất ra khỏi hỗn hợp

     Câu 3: a/. Ví dụ về hiện tượng bay hơi:

    + Khi ta phơi quần áo ướt ra ngoài nắng nước trong áo sẽ bay hơi và làm cho áo khô nhanh

    + Nước từ các ao hồ, sông,…bay hơi rồi ngưng tụ thành sương, mây, mưa

    + Đổ nước ra sân vào mùa hè, một lúc sau sân khô ⇒nước đã bay hơi.

    + Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết, bảng sẽ khô

    + Mực máy sau khi viết, một lúc sau mực khô hết mực

    b/. Ví dụ về hiện tượng ngưng tụ:

    + Hà hơi lên của kính vào mùa đông thấy hơi nước ở kính ⇒nước đã ngưng tụ

    + Ban đêm nhiệt độ xuống thấp, hơi nước ngưng tụ thành những giọt sương

    + Hiện hiện tượng sương mù dày đặc vào sáng sớm hoặc chiều tối. Đây là hiện tượng hơi nước (chủ yếu là hơi ẩm trên Trái Đất) ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây

    c/. Ví dụ về nóng chảy:

    +Nung nóng Băng phiến đến 80oC, nó sẽ nóng chảy và tan ra

    + Đốt nến, nến sẽ nóng chảy và ngắn đi

    + Lấy cục nước đá trong tủ lạnh để ra ngoài, 1 lát đá sẽ tan chảy thành nước

    d/. Ví dụ về đông đặc:

    + Bỏ nước vào tủ lạnh sẽ đông thành đá

    +Nến chảy xong, chảy ra sẽ đông lại thành khối đặc

    +Đồng lỏng nóng chảy sẽ đổ vào khuôn để đông lại và tạo hình theo ý muốn theo khuôn có sẵn

     Câu 4: Người ta thu hoạch muối bằng cách khi nước biển chảy vào ruộng muối thì người ta sẽ đóng cửa ruộng để ngăn không cho nước biển chảy ra, khi đó nước biển sẽ bay hơi, và muối se đọng lại.

    Khi trời nắng to và có gió mạnh thì nước biển sẽ bay hơi nhanh, vì thế để thu hoạch muối nhanh thì thời tiết cần phải nắng nóng và có gió mạnh .

     Câu 5: Ở các nước hàn đới (các nước gần Nam cực, Bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì:

    + Nhiệt độ đông đặc của rượu ở -1170C

    + Nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390C

    Khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới -390C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển.

     Chúc bạn học tốt

    NOCOPY

    Bình luận

Viết một bình luận