Câu 1: Có mấy loại điện tích ? Nói rõ sự tương tác giữa hai vật nhiễm điện khi đưa lại gần nhau ? Câu 2 : Khi nào vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện

Câu 1: Có mấy loại điện tích ? Nói rõ sự tương tác giữa hai vật nhiễm điện khi đưa lại gần nhau ?
Câu 2 : Khi nào vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm ? Khi nào vật trung hòa về điện ?
Câu 3 : Dòng điện có những tác dụng gì ? Nêu ứng dụng của mỗi tác dụng đó ?
Câu 4 : Sau khi cọ xát 1 đũa thủy tinh vào lụa, thì cả đũa thủy tinh và lụa đều nhiễm điện. Cho rằng đũa thủy tinh nhiễm điện âm. Hỏi :
a)Lụa nhiễm loại điện tích gì ? Khi đó các electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào ?
b)Khi đưa đũa thủy tinh đó lại gần vật nhiễm điện âm đang đc treo trên 1 sợi dây mảnh thì có hiện tượng gì xảy ra ? Vì sao ?
Câu 5 : Nêu kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo cường độ đo dòng điện và hiệu điện thế ?
Câu 6 : Cho mạch điện gồm nguồn điện 2pin, công tắc và 2 bóng đèn D1, Đ2 mắc nối tiếp. Am pe kế đo cường dọ dòng điện trong mạch, vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1.
a)Vẽ sơ đồ dòng điện
b)Khi K đóng, am pe kế chỉ 1, 2A. Hỏi cường độ qua mỗi đèn là bao nhiêu?

0 bình luận về “Câu 1: Có mấy loại điện tích ? Nói rõ sự tương tác giữa hai vật nhiễm điện khi đưa lại gần nhau ? Câu 2 : Khi nào vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện”

  1. 1.

    – Có 2 loại điện tích:

    + Điện tích dương ( + ).

    + Điện tích âm ( – ).

    – Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

    2.

    – Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

    – Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.

    3.

    – Dòng điện có 5 tác dụng.

    – Tác dụng nhiệt:

    + Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật nóng lên.

    + Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

    VD: Dòng điện đi qua bàn ủi làm bàn ủi nóng lên, …

    – Tác dụng phát sáng:

    + Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

    + Đèn điốt phát quang ( đèn LED ) chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định và khi đó đèn sáng.

    – Tác dụng từ:

    + Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể hút các vật bằng sắt, thép hoặc làm quay kim nam châm.

    – Tác dụng hóa học:

    + Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

    + Ứng dụng trong công nghiệp mạ vàng, mạ bạc, …

    – Tác dụng sinh lý:

    + Dòng điện lớn đi qua cơ thể người làm cơ co giật, tê liệt thần kinh, tim ngừng đập.

    5.

    – Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A. – Đối với cường độ dòng điện có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA. – Hiệu điện thế có kí hiệu ∆V hay ∆U, thường được viết đơn giản là V hoặc U.

    6.

    a. Vẽ sơ đồ mạch điện

    b. Do đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện là như nhau: I1 = I1 = 1,5A

    c. Ta có: U = U1 + U2 –> U1 = U – U2 = 10 – 3 = 7V

    d. Nếu tháo bỏ Đ1 thì Đ2 không sáng, vì mạch điện bị ngắt tại vị trí đèn Đ1

    Ampe kế chỉ 0A, Vôn kế chỉ 10V (bằng hiệu điện thế của nguồn)

    Hiệu điện thế hai cực của nguồn điện lúc này là 10V.

     

    Bình luận

Viết một bình luận