Câu 1. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với lớp
người đi trước?
a. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
b. Đi sang Châu Mĩ tìm đường cứu nước.
c. Đi sang Châu Phi tìm đường cứu nước.
d. Đi sang phương Đông tim đường cứu nước.
Câu 2. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
là:
a. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến tư tưởng cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc.
b. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18/6/1919).
c. Đọc sơ thảo luân cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin
(7/1920)
d. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp (12/1920).
Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường
cứu nước đúng đắn?
a. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18/6/1919).
b. Tiếp cận luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920)
c. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
d. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ở Pari.
Câu 4. Để nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm hiểu cách mạng tháng
Mười Nga, từ năm 1920 đến đầu 1923 Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở đâu?
a. Liên Xô
b. Pháp
c. Trung Quốc
d. Anh
Câu 5. Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến
lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công
nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các thuộc địa, về vai trò và
sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa trong:
a. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12/1920).
b. Hội nghị Quốc tế nông dân (6/1923).
c. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
d. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929).
Câu 6. Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:
a. Đời sông công nhân.
b. Người cùng Khổ (Le Paria).
c. Nhân đạo.
d. Sự thật.
Câu 7. Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng vô
sản ở Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng
Châu (Trung Quốc)?
a. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân (1924).
b. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).
c. Ra báo “Thanh niên” (1925).
d. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”.
Câu 8. Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là gì?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp.
b. Đường cách mệnh.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Câu 9. Cuối 1924 đã diễn ra sự kiện:
a. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
b. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc).
c. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh”.
d. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên.
Câu 10. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên gắn bó mật
thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?
a. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu ra báo “Thanh niên”.
b. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
c. Chủ trương phong trào “vô sản hóa”.
d. Sự ra đời của một số đoàn thể quần chúng như: Công hội, Nông hội, Hội phụ
nữ…
Câu 11. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1924 có ý
nghĩa gì?
a. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá về
trong nước.
b. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản
ở Việt Nam.
c. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
d. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 12. Tân Việt cách mạng Đảng thành lập vào thời gian nào?
a. 11/1925
b. 6/1926
c. Đầu 1928
d. 7/1928
Câu 13. Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên là gì?
a. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên.
b. Tân Việt vận động hợp nhất với thanh niên.
c. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vận động hợp nhất với Tân Việt.
d. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên và vận động hợp
nhất với thanh niên.
Câu 14. Nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng phân hóa vì sao?
a. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách
mạng của Chủ nghĩa Mác-Lê nin có ảnh hưởng đến số Đảng viên trẻ của Tân Việt.
b. Nội bộ Tân Việt không thống nhất.
c. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.
d. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
1 a
2 d
3 b
4 b
5 c
6 b
7 c
8 a
9 b
10 a
11 b
12 d
13 d
14 a
Câu.1 a
Câu 2 a
Câu 3 b
Câu 4 b
Câu 5 c
Câu.6 b
Câu 7 c
Câu 8 a
Câu 9 b
Câu 10 a
Câu 11 b
Câu 12 d
Câu 13 d
Câu 14 a