Câu 1: Cuộc Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào ? Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân p

Câu 1: Cuộc Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào ? Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân pháp đã thi hành chung sách gì về kinh tế ở Việt Nam ?

0 bình luận về “Câu 1: Cuộc Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì (1873 – 1874) diễn ra như thế nào ? Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân p”

  1. cau 1

    Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
    Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 – 12 – 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
    Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
    Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 – 3 – 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
    Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

    cau 2

    * Chính trị:

    – Pháp thành lập liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

    – Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

    – Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Cuối cùng là các làng xã do người Việt cai quan.

    * Kinh tế:

    – Trong nông nghiệp

    + Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

    + Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

    – Trong công nghiệp

    + Pháp tập trung khai thác than và kim loại .

    + Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ…

    – Trong thương nghiệp

    + Pháp độc chiếm thị trường V.Nam.

    + Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.

    + Đánh thuế cao hàng hóa  nước khác.

    –  Trong thuế

    + Pháp đề ra các thư thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ .

    + Nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện…

    * Văn hóa, giáo dục

    – Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của  thời phong kiến .

    – Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế.

    * Mục đích

    – Chia rẽ các dân tộc Đông Dương, các dân tộc ở Việt Nam

    – Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.

    – Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.

    – Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).

    – Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định…

     – Ngày 21 – 12 – 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc

     – Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 – 3 – 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

    Câu 2:

    Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách về kinh tế

    * Kinh tế:

    – Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

    – Công nghiệp:

    + Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

    + Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,…

    – Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

    – Về thương nghiệp:

    + Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

    + Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

    – Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…

    Bình luận

Viết một bình luận