Câu 1: Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào những vị trí thích hợp: a) Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt. b) Nghe

Câu 1: Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào những vị trí thích hợp:
a) Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
b) Nghe ra đi o vẫn là thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
Câu 2: Thêm trạng ngữ cho nhưng câu sau:
a) ………………., nó vẫn làm bộ vui vẻ
b) Lan cố gắng học tốt ……………………
c) Bát bị vỡ …………………………………….
Câu 3: biến đổi câu chủ động thành câu bị động:
a) Mèo bắt chuột.
b) Mẹ em đang vá áo.
c) Lan hát bài hát này rất hay.
d) Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ.
Câu 4: Xác định câu rút gọn và câu đặt biệt. Nêu tác dụng:
a) “Chị chuyện trò giảng giải, khuyên anh phản cung. Cuối cùng anh bằng lòng.”
b) Mưa rơi. Buồn lắm.
c) – Xe chạy có tốt không?
– Khá tốt
d) Bóng đêm dày đặt. Có bóng người.
e. “Nhơ nhớp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình. Chửi tục, cạu nhạu, thở dài.”
Giúp mik lm BT với nhé đang cần gắp sắp thi rồi! :((

0 bình luận về “Câu 1: Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào những vị trí thích hợp: a) Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt. b) Nghe”

  1. Câu 1: 

    a) Sài Gòn-hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.(dấu gạch ngang)

    b) Nghe ra-đi-ô vẫn là thói quen thú vị của những người lớn tuổi.(dấu gạch nối)

    Câu 2:

    a) Mặc dù bị bệnh,…

    b)…để học sinh giỏi

    c) …bởi chị Thu.

    Câu 3: 

    a) Mèo bắt chuột.->Chuột bị bắt bởi mèo.

    b) Mẹ em đang vá áo.->Áo đang được vá bởi mẹ em.

    c) Lan hát bài hát này rất hay.->Bài hát này Lan hát rất hay.

    d) Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ.

    -> Những người chưa biết chữ được dạy bởi những người biết chữ.

    Câu 4:

    a) (Câu này mk vẫn chưa hiểu lắm tại câu này ko có câu rút gọn hay đặc biệt.)

    b) ”Mưa rơi” là câu đặc biệt. Tác dụng: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

        ”Buồn lắm” là câu rút gọn. Tác dụng: Làm câu văn gọn hơn, thông tin được nhanh, Ngụ ý hành động lời nói trong câu là của chung mọi người.

    c) ”-Khá tốt.” là câu rút gọn. Tác dụng: Làm câu văn gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước.

    d) ”Có bóng người” là câu đặc biệt. Tác dụng: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

    e) “Nhơ nhớp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình.”, ”Chửi tục, cạu nhạu, thở dài.” là câu rút gọn. Tác dụng: Làm câu văn gọn hơn, ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

    * có chút sai nên bạn thông cảm nhé*

    Bình luận

Viết một bình luận