Câu 1: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh * 5 điểm Ngăn cách các bộ phận làm chủ ngữ trong câu. Ngăn cách các bộ ph

By Reagan

Câu 1: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh *
5 điểm
Ngăn cách các bộ phận làm chủ ngữ trong câu.
Ngăn cách các bộ phận làm vị ngữ trong câu.
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 2: Hai câu “ Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị.”liên kết với nhau bằng cách nào? *
5 điểm
Dùng từ ngữ nối (rồi), lặp từ ngữ (chị, miền quê thơ ấu)
Thay thế từ ngữ (cũng rất nhớ thay quả quyết là sẽ tặng tôi)
Lặp từ (chị, tấm vé, miền quê thơ ấu)
Câu 3: Câu văn: “Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay” là câu đơn hay câu ghép. Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng gì? *
5 điểm
Câu đơn; dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu ghép; dấu phẩy ngăn cách hai vế câu.
Câu đơn; dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ.
Câu 4: Câu nào dưới đây là câu ghép? *
5 điểm
Chiều nay, đi học về, Thương và các bạn ùa ra cây gạo.
Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
Câu 5: Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm…”, hai câu trên liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào? *
5 điểm
Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
Câu 6: Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì? *
5 điểm
Ngăn cách các vế câu.
Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Ngăn cách Trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 7: Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? *
5 điểm
cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả
cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút
cây rau, cây rơm, cây hoa
cây mít, cây đàn, cây đèn bàn
Câu 8: Hai từ chặt và nắm ở dòng nào dưới đây đều là động từ? *
5 điểm
Đừng buộc chặt quá /cầm một nắm đất.
Tên trộm bị chói chặt/nắm chặt lấy sợi dây thừng.
Đừng chặt cây lá đỏ/bé nắm chắc tay em.
Mẹ chặt thịt gà dưới bếp/ ăn hết một nắm cơm.
Câu 9: Các vế câu trong câu ghép: “Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước.” được nối với nhau bằng cách nào? *
5 điểm
Các vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Đừng chặt cây lá đỏ/bé nắm chắc tay em.
Các vế câu trong câu ghép trên được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
Các vế câu trong câu ghép trên được nối trực tiếp với nhau dấu câu.
Câu 10: Hai vế trong câu ghép: “Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. “có quan hệ với nhau như thế nào? *
5 điểm
Hai vế câu ghép biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện – kết quả.
Hai vế câu ghép biểu thị quan tăng tiến.
Hai vế câu ghép biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Hai vế câu ghép biểu thị quan hệ tương phản.
Câu 11: Dấu phẩy trong câu “Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ.” có tác dụng gì ? *
5 điểm
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ.
Câu 12: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy ? *
5 điểm
nhấp nháy, lung linh, khiêm tốn, dịu dàng.
nhấp nháy, đung đưa, lung linh, dịu dàng.
nhấp nháy, ánh sáng, lung linh, dịu dàng.
nhấp nháy, đung đưa, tươi tốt, dịu dàng.
Câu 13: Cho câu sau: “Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.” Câu trên là câu sai, vì sao? *
5 điểm
Thiếu vị ngữ.
Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Thiếu chủ ngữ.
Thiếu trạng ngữ.
Câu 14: Câu chia theo mục đích diễn đạt gồm các loại câu sau: *
5 điểm
Câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu đơn.
Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Câu kể, câu đơn, câu ghép, câu hỏi.
Câu hỏi, câu ghép, câu khiến, câu kể.
Câu 15: Câu nào có từ “ chạy” mang nghĩa gốc? *
5 điểm
Nhà nghèo , Bác phải chạy ăn từng bữa.
Tết đến hàng bán rất chạy.
Đồng hồ chạy rất đúng giờ.
Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.
Câu 16: Cho câu văn: “ Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”Chủ ngữ trong câu trên là? *
5 điểm
trên nền cát trắng tinh
nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc
những bông hoa tím
nơi ngực cô mai tì xuống
Câu 17: Từ “ đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? *
5 điểm
Các bác nông dân đánh trâu ra đồng cày.
Hằng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy.
Chị đánh vào tay em.
Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.
Câu 18: Từ “ đi” trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc? *
5 điểm
Nó chạy còn tôi đi.
Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.
Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.
Thằng bé đã đến tuổi đi học.
Câu 19: Trạng ngữ trong câu: “ Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” là: *
5 điểm
Cái hình ảnh
Cái hình ảnh trong tôi về cô
vẫn còn rõ nét
đến bây giờ




Viết một bình luận