Câu 1: Để xây dựng nền kinh tế nhà Nguyễn đã thi hành những chính sách nào? Qua đây em có nhận xét gì về những chính sách này. Câu 2: Nêu những hạn ch

Câu 1: Để xây dựng nền kinh
tế nhà Nguyễn đã thi hành những chính sách nào? Qua đây em có nhận xét gì về những
chính sách này.
Câu 2: Nêu những hạn chế
trong việc cai trị đất nước của nhà Nguyễn.
Hậu quả của những chính sách đó.

0 bình luận về “Câu 1: Để xây dựng nền kinh tế nhà Nguyễn đã thi hành những chính sách nào? Qua đây em có nhận xét gì về những chính sách này. Câu 2: Nêu những hạn ch”

  1. Đáp án: /câu a và b chung luôn nha/

    Nông nghiệp:

    – Chính sách: thực hiện các chính sách khuyến nông nhằm phát triển nông nghiệp

    + Khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.

    + Đặt lại chế độ quân điền.

    – Thành tựu:

    + Việc khai hoang ruộng đất góp phần tăng diện tích đất canh tác.

    + Có sự phục hồi và phát triển nông nghiệp nhưng thiếu ổn định, bền vững.

    + Đồn điền, trang trại được xây dựng.

    + Chế độ quân điền giai đoạn đầu rất tốt.

    – Hạn chế:

    + Đê điều không được quan tâm tu sửa => lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

    + Nông dân bị cường hào, địa chủ cướp ruộng đất, diện tích đất hoang còn nhiều.

    + Nạn tham nhũng xảy ra phổ biến; dịch bệnh, nạn đói hoành hành.

    => Đời sống nông dân cực khổ, lầm than, phải đi phiêu tán

    Thủ công nghiệp

    – Chính sách:

    + Lập xưởng đúc tiền, đóng tàu, đúc súng.

    + Mở rộng ngành khai thác mỏ.

    + Phát triển ngành thủ công dân gian.

    – Thành tựu

    + Nghề thủ công dân gian phát triển.

    + Ngành khai thác được mở rộng.

    + Xuất hiện một vài làng nghề mới.

    – Hạn chế:

    + Làng nghề thủ công phân tán.

    + Kĩ thuật lạc hậu, hoạt động thất thường.

    + Thợ thủ công nộp tô thuế nặng nề

    => Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng không tận dụng được.

    Thương nghiệp

    – Chính sách:

    + Mua hàng hóa của nước Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc.

    + Phái quan sang nước khác để xuất, nhập khẩu hàng hóa.

    + Lập làng, chợ huyện trên đường bộ, thủy…

    + Tích cực buôn bán; khuyến khích buôn bán nội địa, ngoại thương

    – Thành tựu:

    + Có nhiều thị tứ mới xuất hiện.

    + Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi.

    + Các thương cảng tấp nập, huyên náo.

    – Hạn chế:

    + Không cho người phương Tây ra vào một số cảng quy định.

    + Một số mặt hàng còn hạn chế

    + Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.

    – Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.

    – Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ đê Pháp xâm lược Việt Nam.

    – Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.

    => Các chính sách kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp đã góp phần củng cố chính quyền nhà Nguyễn song vẫn còn nhiều hạn chế

    ==========================@Pipimm~=====================

    VOTE 5 SAO VÀ CTLHN NHA:3

    CHÚC BẠN HỌC TỐT:3

    Bình luận
  2. Câu 1 -Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền,….

    tiếp tục một số công việc từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp

    Vua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến vấn đề đê điều và cho người tu bổ đê cũ, đắp thêm đê mới

    -triều đình thiết lập các kho lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi là Bình Chuẩn Thương, người nghèo túng có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường và không giới hạn, từ 1, 2 phương tới cả thưng, đấu, bát.

    -tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận.

    – sửa sang đường sá, xoi đào các sông ngòi, đắp các đê điều

    -cải cách tiền tệ

    -NX : Nhà nguyễn đã rất chú trọng phát triển kinh tế đất nc, nhất là nông nghiệp

    Câu 2

    -Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.

    -Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất

     Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.

    – Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

    Bình luận

Viết một bình luận