Câu 1. Để tô đậm hoàn cảnh bất hạnh của Cô Bé Bán Diêm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? tìm chi tiết chứng minh?
Câu 2. Hãy nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm “cô bé bán diêm” ?
Câu 1. Để tô đậm hoàn cảnh bất hạnh của Cô Bé Bán Diêm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? tìm chi tiết chứng minh?
Câu 2. Hãy nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm “cô bé bán diêm” ?
1) mik ko bik l àm c âu n ày nha
2)
a. Khung cảnh lạnh giá của đêm giao thừa.
– Ngoài trời gió tuyết, mưa lạnh >< Các ngôi nhà ấm áp, sực nức mùi ngỗng quay.
– Cô bé nhớ về dĩ vãng tươi đẹp, bà nội hiền từ nhân hậu >< thực tại: Đói, rét.
b. Những ánh lửa diêm và thế giới ảo mộng.
– Que diêm thứ nhất: Hình ảnh lò sưởi ấm áp gắn với thực tại phải chống chọi cái giá rét khắc nghiệt. Cô bé vui thích khi được chứng kiến ánh sáng của ngọn lửa, mở ra 1 thế giới ảo tưởng huy hoàng.
– Que diêm thứ hai: Bàn ăn và ngỗng quay – bụng đói cồn cào -> chống chọi với cái đói bằng giấc mơ.
– Que diêm thứ ba: Hình ảnh cây thông Nô-en – khát khao được vui chơi của tuổi thơ sớm phải chịu thiệt thòi vì hoàn cảnh nghèo khổ.
– Que diêm thứ tư: Em bé được gặp lại bà nội đã khuất. Thực ra đây không còn là ảo mộng mà là sự thực trước phút em bé bị chết rét. Nhưng tấm lòng nhà văn đã để em có nhữngkhoảnh khắc hạnh phúc được sống trong tình thương.
– Ánh sáng huy hoàng đón em về trời cùng bà chính là lời tiễn đưa đầy thương cảm dành cho 1 em bé ngoan.
c. Buổi sáng đầu năm mới.
– Sự vô cảm của mọi người trước cái chết của em bé.
– Tình cảm của nhà văn được bộc lộ trực tiếp -> an ủi cho số phận bất hạnh.
=> Bức thông điệp giàu tình người.
1. Để tô đậm hoàn cảnh bất hạnh của Cô Bé Bán Diêm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập:
– Ngôi nhà đẹp đẽ trước kia em sống >< xó tối tăm trên gác sát mái nhà.
– Mọi nhà rực ánh đèn, mùi ngỗng quay >< em bé đói rét, dò dẫm trong đêm tối.
– Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói.
2. giá trị nhân đạo của tác phẩm: thương cảm, xót thương với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống